Website Trường Mầm Non Họa Mi

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ỨNG PHÓ VỚI PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2019-2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Người đăng: Ngày đăng: Lượt xem:

              PHÒNG GD&ĐT H CƯ JÚT                                                               CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

              TRƯỜNG MG HỌA MI                                                                                       Độc Lập -Tự Do – Hạnh Phúc

                Số:         /KH-PCTTMGHM                                                                                      Nam Dong, ngày 21 tháng 10 năm 2019 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ỨNG PHÓ VỚI PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2019-2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

 

I/ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH

  1. Phòng chống thiên tai và Biến đổi khí hậu (PCTT,BĐKH) là vấn đề toàn cầu,tác động mạnh mẽ đến phát triển và an ninh thế giới là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại. PCTT,BĐKH kéo theo là thiên tai và “ hiện tượng thời tiết cực đoan” như làm tăng tầm xuất và cường độ bão, nhiệt độ trái đất ấm dần lên và nước biển dâng… đang trở thành mối đe dọa toàn cầu trong thế kỷ 21 và tác động tới tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống. Vấn đề PCTT,BĐKH đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện và sâu sắc an ninh toàn cầu như năng lượng, nước, lương thực, xã hội, việc làm, ngoại giáo, văn hóa, kinh tế, thương mại.
  2. Điều kiện khí hậu ảnh hưởng lớn đến bệnh lây truyền qua đường nước, các bệnh lây truyền do côn trùng ( Như bệnh sốt rét truyển bởi muỗi Anophenles, bệnh sốt xuất huyết truyền bởi muỗi Aedes…) và động vật máu lạnh khác. Biến đổi khí hậu đi kèm thiên tai và sự phát sinh, phát triển bệnh truyền nhiễm là một quá trình liên quan với nhau thông qua nhiều cơ chế; sau thiên tai, môi trường bị xáo trộn lớn, nguồn nước bị ô nhiễm nặng và đây là một trong những nguyên nhân gây bùng phát các vụ dịch bệnh đường tiêu hóa và các dịch bệnh khác lây lan theo đường nước bao gồm cả các bệnh của động vật, bệnh có ổ dịch tự nhiên, bệnh từ nơi khác đến. Sự gia tăng nhiệt độ trong môi trường thay đổi lượng mưa … là các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của một số loài muỗi truyền bệnh ( sốt rét, sốt xuất huyết…) tại Huyện Cư Jút nói chung và trường mẫu giáo Họa Mi nói riêng.
  3. Hạn hán vào mùa khô cúng sẽ đe dọa làm cạn kệt nguồn nước ngầm; do vậy những công trình cấp nước tập trung quy mô lớn dùng nguồn nước ngầm cần được khảo sát và đánh giá trữ lượng cẩn thận trước khi triển khai xây dựng. Theo dự báo về biến đổi khí hậu trong tương lai, một số vùng của huyện và xã Nam Dong đã được xác định sẽ có nhiều khả năng bị tác động.
  4. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Quyết định số 1670/QĐ –TTg ngày 31/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ  về phê duyệt Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020;

– Quyết định số 1052/QĐ- TTg ngày 21/8/2018 của Thủ tướng chính phủ về việc phân bổ vốn sự nghiệp năm 2018 của Hợp phần Ứng phó với biến đổi khí hậu trong Chương trình mục tiêu Ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh;

– Nghị quyết số 139/NQ –CP ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ- TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

– Quyết định số 7562/QĐ-BYT ngày 24/12/2018 của Bộ Y tế về phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu của nghành Y tế giai đoạn 2019-2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

– Kế hoạch số 304/KH-UBND ngày 12/6/2019 của UBND tỉnh Đắk Nông về Kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu của nghành Y tế tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2019-2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

– Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 12/6/2019 của UBND huyện Cư Jút về Kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu của nghành Y tế huyện Cư Jút giai đoạn 2019-2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị. Trường Mẫu giáo Họa Mi xây dựng kế hoạch công tác phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu giai đoạn 2019-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung cụ thể như sau:

III/ MỤC TIÊU

1.Mục tiêu chung:

Chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu kịp thời để hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, đặc biệt là thiệt hại về người, tài sản và các công trình trường học trên địa bàn xã Nam Dong, đồng thời khắc phục khẩn trương, hiệu quả sau thiên tai, sự cố.

Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành của xã, các cơ quan chức năng, đoàn thể kịp thời di dời, sơ tán học sinh, cán bộ, giáo viên khi đến nơi an toàn khi có thiên tai, sự cố. Chủ động khắc phục hậu quả, sự cố, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau thiên tai và biến đổi khí hậu.

  1. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
  2. Nâng cao nhận thức và năng lực của cán bộ, giáo viên, nhân viên y tế trong việc bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa, ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

– 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên y tế được truyền thông và tập huấn về ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành y tế.

– 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên y tế có tổ chức hoạt động giáo dục, truyền thông về biến đổi khí hậu và sức khỏe cho cộng đồng.

  1. Trạm y tế xã có đủ năng lực và cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng một cách có hiệu quả với các tình huống thiên tai và thời tiết cực đoan.
  2. 3. Tầm nhìn đến năm 2050:

Đến năm 2050, công tác thích ứng phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu được tích hợp vào các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch từng giai đoạn và hàng năm của công tác y tế nhà trường. Đảm bảo hệ thống y tế có đủ năng lực, nguồn lực để ứng phó một cách chủ động và hiệu quả đối với công tác phòng chống thiên tai và các tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe; Tăng cường sử dụng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, giảm thiểu rác thải.

  1. Yêu cầu

Luôn quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư; phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc phòng ngừa, chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả.

Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai và biến đổi khí hậu đạt hiệu quả.

Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó thiên tai và biến đỏi khí hậu kịp thời đến cộng đồng dân cư. Đồng thời chủ động, tự giác tham gia phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

          IV/ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

  1. Công tác tổ chức, chỉ đạo

Nhà trường xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu giai đoạn 2019 đến 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 sát với tình hình thực tế của trường.

Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu gồm các thành phần chủ chốt trong nhà trường do Hiệu trưởng làm Trưởng ban, bảo vệ làm Phó ban;  Chủ tịch Công đoàn cơ sở, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn làm thành viên.

Tổ chức họp Ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu và tìm kiếm cứu nạn để quán triệt kế hoạch PCTT, BĐKH của nhà trường. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để chỉ đạo và triển khai kế hoạch phòng, chống lụt bão, thiên tai của đơn vị đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và các đoàn thể, bộ phận để kịp thời ứng phó với mọi tình huống xấu có thể xảy ra trong suốt thời gian diễn ra: trước, trong và sau thiên tai

Quán triệt sâu rộng trong nhà trường nhằm nâng cao ý thức cho từng cá nhân trong công tác phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu đồng thời chuẩn bị các biện pháp để hỗ trợ, khắc phục. Xây dựng phương án huy động về nguồn lực, kinh phí để kịp thời ứng phó với mọi tình huống bất lợi khi có thiên tai xảy ra.

Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình qua các phương tiện thông tin đại chúng, dự báo áp thấp nhiệt đới, thiên tai trên các kênh thông tin, kịp thời thông báo cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh biết để kịp thời, chủ động thực hiện các phương án, phòng chống hiệu quả. Có kế hoạch tổ chức tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh.

Kiểm tra việc sử dụng an toàn hệ thống điện, nước, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học. Thường xuyên kiểm tra hệ thống thoát nước, vệ sinh mương thông thoáng dòng chảy, cống thoát nước , đảm bảo nguồn nước sạch, phòng chống dịch bệnh sau thiên tai.

Phân công giáo viên, nhân viên trực, xử lý công việc khi có thiên tai, lụt bão xảy ra.

Kiểm tra, chặt bỏ cây, cành cây xung quanh nhà trường có khả năng gây nguy hiểm khi giông, bão,  lốc xoáy xảy ra.

Báo cáo thường xuyên và kịp thời về Ban chỉ đạo PCTT của Phòng Giáo dục và Đào tạo Cư Jút

Tổ chức khắc phục hậu quả do lụt bão, thiên tai gây ra để tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy định của ngành

  1. Công tác tuyên truyền giáo dục

Thông tin thường xuyên, kịp thời cho các đoàn thể, bộ phận về kế hoạch phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của nhà trường; sự chỉ đạo của cấp trên về công tác phòng, chống lụt bão có ảnh hưởng đến cơ sở vật chất của các nhà trường.
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, công an, các cơ quan truyền thông,

Phối hợp tốt với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong công tác đưa, đón con trẻ đi học về an toàn khi có thiên tai, lụt bão xảy ra.

Tuyên truyền, cảnh báo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn cho giáo viên và học sinh.

Duy trì và đẩy mạnh việc lồng ghép nội dung phòng chống tác hại của thiên tai, giảm thiểu rủi ro, công tác tìm kiếm, cứu nạn trong các môn học liên quan và các hoạt động ngoài giờ lên lớp

Chỉ đạo các đoàn thể, bộ phận tăng cường biện pháp phòng, chống nhằm hạn chế mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do lụt bão gây ra.

  1. Công tác bồi dưỡng, tập huấn

Ngay từ đầu năm học Ban chỉ đạo  tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh những kiến thức cơ bản về các yếu tố, nguy cơ và cách phòng, chống thiên tai, tập huân công tác tìm kiếm cứu nạn khi có sự cố xảy ra, tập trung triển khai vào một số trọng tâm sau

* Đối với học sinh:

+ Thực hành cho trẻ biết chạy kêu cứu nhờ sự trợ giúp của người lớn khi có sự cố xảy ra.

+ Tập huấn kỹ năng biết tìm nơi trú mưa bão, gió lốc xoáy: Không đứng dưới gốc cây,  không chạy ra đường, biết chạy vào nhà tìm nơi trú ẩn khi có mưa bão gió, gió, lốc xoáy….

* Đối với CBGVCNV

Hướng dẫn công tác phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm, bệnh dịch, đảm bảo nguồn nước sạch; kê cao các đồ dùng; tháo các ổ cắm điện ra khỏi; tắc cầu giao  điện…

Thực hiện diễn tập, xử lý tình huống khi xảy ra thiên tai và tình huống cần tìm kiếm, cứu nạn.

  1. Giải pháp khắc phục để đảm bảo công tác dạy và học trong phòng chống lụt bão, và biến đổi khí hậu.

Phối hợp với cơ quan công an, y tế, xây dựng, tham mưu với chính quyền khảo sát nguy cơ rủi ro do thiên tai trong và ngoài nhà trường;

Khi có thông tin về thiên tai xảy ra, phải thường xuyên theo dõi của diễn biến; quán triệt toàn bộ lực lượng viên chức, người lao động của nhà trường, phân chia địa bàn và tập trung lực lượng vào những nơi có nguy cơ xảy ra lụt bão, thiên tai như:
+ Khu vực có nguy cơ sảy ra trơn trượt  khi mưa to: Khu vực sân bê tông hai bên cổng trường

Ban chỉ đạo của nhà trường thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình thiệt hại, kịp thời chỉ đạo các đoàn thể, bộ phận tập trung khắc phục hậu quả do thiên tai, bão lũ gây ra để ổn định và tiến hành kịp thời các hoạt động dạy và học.
Phân công các đoàn thể, bộ phận khắc phục vệ sinh, môi trường, ổn định công tác tổ chức và tiến hành công tác dạy-học theo đúng quy định của ngành.
Khi bị thiệt hại lớn, không thể tiến hành công tác dạy-học ngay được, Ban chỉ đạo phải  báo cáo Phòng GD&ĐT xin ý kiến chỉ đạo. Đồng thời bố trí phòng học tạm để học trong khi chờ tu sửa hoặc xây dựng lại.

Thường xuyên cập nhật tin tức qua các phương tiện thông tin đại chúng và sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, nhất là Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão của nhà trường.
Kiểm tra tình hình cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học.
Phân công cán bộ, giáo viên, nhân viên trực, xử lý công việc trong quá trình mưa, bão xảy ra

Chuẩn bị lương thực, nước uống… để đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong quá trình làm nhiệm vụ

Tổ chức di dời toàn bộ tài sản khi có nguy cơ mất an toàn, gió lốc.
Sắp xếp các thiết bị, đồ dùng đồ chơi của các nhóm lớp; nhà trường  lên các kệ cao, ngăn nắp, gọn gàng. Khi cần thực hiện thì lấy xuống và cất khi sử dụng xong.
Trường hợp bão, lũ, lốc xoáy xảy ra đột xuất trong khi học sinh đang học, nhà trường  tiến hành cho trẻ trong nhóm lớp nếu cần di chuyển trẻ lên văn phòng, các phòng chức năng… nhằm đảm bảo cho trẻ.

  1. Công tác kiểm tra, đánh giá

Tăng cường công  tác kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất điều kiện về an toàn cơ sở vật chất, phòng chống cháy nổ, tai nạn thương tích, phát hiện các nguy cơ tiểm ẩn rủi ro do thiên tai.

Ban chỉ đạo nhà trường  kiểm tra  CSVC, thiết bị trong và ngoài nhóm lớp. sửa chữa khắc phục kịp thời không để tình  trạng không sử dụng được khi cần thiết.
          6. Chế độ thông tin , báo cáo, thống kê

Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, dự báo áp thấp nhiệt đới, thiên tai trên các kênh thông tin, kịp thời thông báo cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh biết để kịp thời, chủ động thực hiện các phương án, phòng chống hiệu quả. Có kế hoạch tổ chức tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng phó với thiên tai cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh.

Thông tin thường xuyên, kịp thời cho Phụ huynh, cộng đồng và các đoàn thể, bộ phận,  Ban chỉ đạo phòng, chống lụt bão của nhà trường nắm tình hình để có  kế hoạch về công tác phòng, chống lụt bão nhằm giảm tối đa ảnh hưởng đến  học sinh, CBGVCNV và cơ sở vật chất của  nhà trường.

Khi xảy ra các sự cố bất thường  nhà trường báo cáo nhanh  về đạo Phòng chống thiên tai của Phòng Giáo dục và Đào tạo để có sự chỉ đạo, hỗ trợ.

V/ LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI

  1. Lộ trình triển khai giai đoạn 2019-2025

Xây dựng kế hoạch ứng phó với phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu.

Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức và tăng cường năng lượng tích ứng với PCTT, BĐKH.

  1. Lộ trình giai đoạn 2026-2030:

Tiếp tục tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các chính sách và nhiệm vụ ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu.

Đẩy mạnh xã hội hóa trong việc ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu

VI/ THỜI GIAN VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN

  1. Thời gian thực hiện: Từ năm 2019 đến năm 2030
  2. Phạm vi thực hiện: Trường mẫu giáo Họa Mi

VII/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

CB,GV,CNV, Ban chỉ đạo nhà trường nghiêm túc thực hiện kế hoạch đề ra. Thực hiện tuyên truyền tốt Luật phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu, Luật phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ cứu nạm và các văn bản có liên quan đến phụ huynh, học sinh

Xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu, Phòng cháy, chữa cháy, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, xây dựng trường học an toàn sát với tình hình thực tế của đơn vị.

Tổ chức khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, ưu tiên đảm bảo an toàn về người, cơ sở vật chất, trang thiết bị nếu có,  làm tốt công tác vệ sinh môi trường, phòng dịch bệnh sau thiên tai để tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy định của ngành.

Trên đây là Kế hoạch Phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu giai đoạn 2019 đến 2030 tầm nhìn đến năm 2050 của Trường  Mẫu giáo Họa Mi. Đề nghị các đồng chí trong Ban chỉ đạo và toàn thể giáo viên, nhân viên trong nhà trường nghiêm túc thực hiện./.

 

                       Nơi nhận                                                                                                           HIỆU TRƯỞNG

– Phòng GD&ĐT (đẻ b/c)

– Ban chỉ đạo PCTT (để t/h)

– Lưu VT

Lê Thị Thoa

 

PHÒNG GD-ĐT HUYỆN CƯ JÚT                                                       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

           TRƯỜNG MẪU GIÁO HỌA MI                                                                          Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:         /QĐ-PCTTBĐKH                                                                                         Nam Dong, ngày  22 tháng 10 năm 2019

QUYẾT ĐỊNH

V/v thành lập Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu

Giai đoạn 2019 đến năm 2030 và tần nhìn đến năm 2050


HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẪU GIÁO HỌA MI

Căn cứ vào Điều 16, Điều lệ trường mầm non ban hành theo Quyết định số 04/2015/VBHN-BGD&ĐT, ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục &Đào tạo.

Căn cứ chỉ thị số 505/CT – BGDĐT ngày 20/02/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong trường học.

Thực hiện Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 12/6/2019 của UBND huyện Cư Jút về Kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu của nghành Y tế huyện Cư Jút giai đoạn 2019-2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

Thực hiện Kế hoạch số 03/KHNH- MGHM, ngày 07 tháng 10 năm 2019 của Trường mẫu giáo Họa Mi về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 – 2020;

Theo đề nghị của bộ phận chuyên môn về việc thực hiện các phong trào của nhà trường trong năm học 2019- 2020,

QUYẾT ĐỊNH

 Điều 1. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện công tác phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu gồm các ông (bà) có danh sách kèm theo.

Điều 2. Các ông (bà) trong Ban chỉ đạo căn cứ theo các yêu cầu về công tác phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu để làm việc theo nhiệm vụ được phân công của Trưởng ban và theo quy định của ngành giáo dục cấp trên.

Điều 3. Các ông (bà) có tên tại Điều 1 và các bộ phận có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

                            Nơi nhận:                                                                                       HIỆU TRƯỞNG

                              -Như điều 3;

                              –Lưu VT

                                                                                               

          Danh sách Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu

Giai đoạn 2019 đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

                                     (Kèm theo Quyết định số         /-PCTTBĐKHMGHM, ngày22 tháng 10 năm 2019)

 

TT Họ và tên Chức vụ Phân công nhiệm vụ Ghi chú
1 Lê Thị Thoa Hiệu trưởng Trưởng ban
2 Phạm Thị Huyền P.Hiệu trưởng Phó trưởng ban
3 Đoàn Thị Hoan P.Hiệu trưởng Phó trưởng ban
4 Nguyễn Thị Minh Huệ CTCĐ Phó trưởng ban
5 Nguyễn T. Mỹ Duyên P.CTCĐ Thành viên
6 Nguyễn Thị Hợp TTCM Thành viên- Thư ký
7 Nguyễn Thị Thúy Y tế Thành viên
8 Bùi Quốc Lập Bảo vệ Thành viên
9 Lê Văn Bảy Bảo vệ Thành viên

(Danh sách này gồm có 09 người)