Website Trường Mầm Non Họa Mi

KẾ HOẠCH Phòng, chống bạo lực học đường, phòng ngừa tình trạng xâm hại tình dục trẻ em và tệ nạn xã hội trong trường mầm non Năm học 2019-2020

Người đăng: Ngày đăng: Lượt xem:

            PHÒNG GD HUYỆN CƯ JÚT                                                   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

             TRƯỜNG MG HỌA MI                                                                         Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

                  Số     /KH –MGHM                                                                                  Nam Dong, ngày 16 tháng 10 năm 2019

 KẾ HOẠCH

Phòng, chống bạo lực học đường, phòng ngừa tình trạng xâm hại tình dục trẻ em  và tệ nạn xã hội trong trường mầm non

Năm học 2019-2020

 Thực hiện công văn số: 56/CV- PGDĐT ngày 02/4/2019 của phòng Giáo dục đào tạo huyện Cư Jút về việc triển khai tăng cường phòng, chống bạo lực học đường; tăng cường biện pháp phòng ngừa tình trạng xâm hại tình dục trẻ em trong nghành giáo dục và đào tạo.

Căn cứ nghị định 80/2017/NĐ-CP của thủ tướng chính phủ về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường và hệ thống các văn bản chỉ đạo của phòng Giáo dục Đào Tạo về việc tăng cường giải pháp phòng chống BLHĐ xâm hại trẻ em nhằm đảm an ninh, ATTH;

Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường,

Trường mẫu giáo Họa Mi xây dựng kế hoạch triển khai các giải pháp tăng cường phòng chống bạo lực học đường trong trường mầm non năm học 2019-2020 cụ thể như sau:

II/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Mục đích:

– Tăng cường công tác quản lí, chỉ đạo nhằm khắc phục tình trạng bạo lực học đường, phòng ngừa tình trạng xâm hại tình dục trẻ em và những hành vi vi phạm đạo đức, lối sống của giáo viên và học sinh;

– Nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi vi phạm pháp luật có thể xảy ra;

– Tích cực góp phần đảm bảo tốt an ninh trật tự trong nhà trường cũng như tại địa phương;

– Làm tốt công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học.

2. Yêu cầu:

Công tác “Phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tình trạng xâm hại tình dục trẻ em và tệ nạn xã hội” phải được tuyên truyền, giáo dục và tổ chức triển khai sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh (PHHS). Coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học và cũng là căn cứ để đánh giá thi đua đối với các đoàn thể, các tổ chuyên môn và các cá nhân cán bộ, viên chức và lao động hợp đồng trong nhà trường.

Tham mưu với Cấp ủy, chính quyền địa phương, phối hợp chặt chẽ với Ban công an xã và các tổ chức, đoàn thể tại địa phương để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tình trạng xâm hại tình dục trẻ em tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật trong đội ngũ CB-GV-NV trong nhà trường…

II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG.

1. Công tác chỉ đạo

Nhà trường đã triển khai tới toàn thể CB, GV, NV Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020;Căn cứ Chỉ thị 505/CT- BGDĐT ngày 20/2/2017 của bộ trưởng BGDĐT về tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong trường học; Căn cứ nghị định số 80/2017/NĐ –CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lãnh mạnh, thân thiện,phòng chống bạo lực học đường; công văn số: 56/CV- PGDĐT ngày 02/4/2019 của phòng Giáo dục đào tạo huyện Cư Jút về việc triển khai tăng cường phòng, chống bạo lực học đường; tăng cường biện pháp phòng ngừa tình trạng xâm hại tình dục trẻ em trong nghành giáo dục và đào tạo.

Các văn bản chỉ đạo việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”…

– Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện và triển khai các văn bản chỉ đạo của các  cấp tới toàn thể CB,GV,NV trong nhà trường để thực hiện tốt việc giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục toàn diện cho học sinh.

– Thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”…

2. Các nội dung triển khai trong nhà trường.

a. Tiếp tục triển khai quán triệt đầy đủ nội dung các văn bản chỉ đạo của Ngành về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và quản lý học sinh. Xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng nội dung, thời gian thực hiện, người thực hiện, hình thức tổ chức thực hiện và Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt kế hoạch, đôn đốc theo dõi kiểm tra, đánh giá thường xuyên.

+ Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; thực hiện việc treo khẩu hiệu trong khuôn viên nhà trường.

+ Quy định việc tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trực tiếp lao động vệ sinh trường, lớp và các công trình trong khuôn viên nhà trường.

+ Xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học được phổ biến tới 100% CB, GV, NV theo Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 26/12/2018 của Ủy ban nhân dân huyện Cư Jút về việc thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học” giai đoạn 2018-2025.

b. Xây dựng kế hoạch nội dung thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”. Cụ thể trong năm học 2019- 2020 tập trung vào các nội dung sau:

+ Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua Dạy tốt- Học tốt; thường xuyên treo khẩu hiệu trong khuôn viên nhà trường.

+ Quy định việc tổ chức cho học sinh  mẫu giáo lớn trực tiếp lao động tự phục vụ, vệ sinh nhóm lớp, lao động ngoài trời.

+ Xây dựng các nội dung hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho CBGV, NV, học sinh dưới nhiều hình thức.

c. Nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp với cơ quan Công an xã Nam Dong về công tác an ninh trật tự trường học một cách cụ thể theo tinh thần của Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT/BCA-BGDĐT ngày 28/8/2015 của Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

d. Tổ chức ký cam kết giữa GVCN, cha mẹ học sinh về việc “Nói không với hành vi bạo lực học đường”

đ. Quán triệt trong CB, GV, NV việc thực hiện đạo đức nhà giáo. Tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng bạo lực, bạo hành học sinh, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của học sinh. 3. Các giải pháp phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn XH trong trường học.

3.1 Tăng cường phòng, chống bạo lực học đường

– Tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến quán triệt các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, văn bản chỉ đạo của các cấp về quy định liên quan đến đạo đức nhà giáo, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và quản lý trẻ em; công tác phòng, chống bạo lực học đường; xây dựng môi trường an toàn cho trẻ tại nhà trường. Giáo dục pháp luật cho cán bộ, giáo viên và học sinh, thực hiện sống và làm việc theo pháp luật.

– Tổ chức cho đội ngũ GV,NV trong trường được học tập, thảo luận, ký cam kết về nội quy, quy định của nhà trường về quyền và nhiệm vụ của nhà giáo thông qua các buổi họp đầu năm của nhà trường, không vi phạm đạo đức nhà giáo, bảo vệ quyền và lợi ích cho trẻ khi đến trường.

+ Nghiêm cấm CB,GV,NV trong trường không được tàng trữ, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và các loại hung khí có khả năng gây sát thương cao.

+ Nghiêm cấm việc tổ chức cho trẻ tham gia các đồ chơi và trò chơi nguy hiểm, kích động bạo lực.

+ Nghiêm cấm tham gia đánh bài bạc, cá độ và các tệ nạn xã hội trong khu vực nhà trường…

– Phối hợp với PHHS: Thông qua hội nghị PHHS đầu năm, nhà trường phổ biến và triển khai tới toàn thể PHHS những nội quy, quy định của nhà trường có liên quan đến học sinh.

– Lập hồ sơ theo dõi đối với những giáo viên, nhân viên trong trường thường xuyên vi phạm nội quy để kịp thời chấn chỉnh các cá nhân vi phạm đạo đức nhà giáo, và vi phạm kỷ luật.

– Phối hợp với chính quyền địa phương: Phối hợp với Ban Công an Địa phương, để tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về các nội dung liên quan tới việc vi phạm đạo đức nhà giáo, bạo lực học đường và các hành vi vi phạm pháp luật trong nhà trường.

Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng tại địa phương, để cùng phối hợp giáo dục và có sự răn đe khi cần thiết.

– Giáo viên các lớp cần nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của từng phụ huynh học sinh để có thể chia sẻ những khó khăn với những gia đình phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, để an ủi, động viên và chia sẻ với các gia đình cho các cháu đi học. Trong giờ đón và trả trẻ, trong các cuộc họp phụ huynh cô giáo cần trao đổi tình hình của trẻ ở lớp như: tình hình sức khỏe, kết quả cân đo, những biểu hiện về tâm lý, sở thích, thói quen của trẻ…

– Tổ chức Công đoàn: Phối hợp với chính quyền tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, giáo viên. Tăng cường các hình thức thi đua khen thưởng để tuyên dương , khen thưởng những gương người tốt việc tốt. Qua đó khích lệ đội ngũ thêm yêu nghề ngiệp, gần gủi trẻ hơn.

– Thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động:

+ Thực hiện có hiệu qủa cuộc vận động và phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và cuộc vận động: “Mỗi Thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo”; cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”; cuộc vận động “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” trong nhà trường.

+ Tạo môi trường giáo dục lành mạnh, công bằng, văn minh. Giáo viên phải hiểu được tâm lí của từng PH và học sinh, biết kìm chế cảm xúc, tuyệt đối không được dùng bạo lực, ngôn ngữ xúc phạm đối với học sinh, ngay cả với những học sinh vi phạm hiếu động. Các cô giáo phải luôn gương mẫu để cho trẻ học tập noi theo.

+ Cô giáo không được dùng bạo lực, nhưng cũng không được phép bất lực trước học sinh cá biệt. Không nên có thành kiến với học sinh, sử dụng biện pháp kỷ luật quá nghiêm khắc đối với học sinh, mà hãy giáo dục học sinh bằng tình thương để cảm hóa và giúp các cháu thích đến trường để học tập.

3.2 Tăng cường các biện pháp phòng ngừa tình trạng xâm hại tình dục trẻ em.

– Tăng cường hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, thông qua đó:

+ Giáo dục cho trẻ cách bảo vệ bản thân khỏi bị xâm hại.

+ Rèn luyện kĩ năng giao tiếp để các em có những hành động thân thiện với bạn bè, cô giáo và những người xung quanh.

+ Thường xuyên tổ chức các hoạt động để tạo sân chơi lành mạnh, tạo dựng môi trường học tập gần gũi, thân thiện. Thông qua đó để giáo dục lòng nhân ái, trang bị các kỹ năng sống cần thiết, kỹ năng ứng xử và giải quyết các tình huống trong các hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt hàng ngày.         

  3.3. Khen thưởng – Kỉ luật

– Gắn các nội dung phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội với các tiêu chí bình xét thi đua của cán bộ, giáo viên.

– Cô giáo tuyên dương khen thưởng trẻ đúng lúc và kịp thời hàng ngày, nêu gương “Bé khỏe, bé ngoan” trong tuần, thưởng phiếu bé ngoan cuối tuần để trẻ được vui.

– Bình xét “Bé khỏe – Bé ngoan cuối năm để khen thưởng các cháu.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

 

– Nhà trường xây dựng các văn bản, kế hoạch thực hiện, tăng cường công tác quản lý giáo dục học sinh, phát hiện ngăn chăn kịp thời hiện tượng bạo lực học đường; Tăng cường công tác tham mưu với Phòng GD&ĐT, chính quyền địa phương; phối hợp với các ban ngành đoàn thể các lực lượng xã hội để từng bước ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực học đường và tệ nạn xã hội.

– Tăng cường trách nhiệm trong công tác quản lý giáo dục, ngăn chặn bạo lực học đường và tệ nạn xã hội tại nhà trường.

– Hướng dẫn, giáo viên xây dựng kế hoạch lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục,  nội dung phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội phù hợp trong các hoạt động của trẻ./.

Trên đây là kế hoạch về việc triển khai các giải pháp tăng cường phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tình trạng xâm hại tình dục trẻ em và tệ nạn xã hội năm học 2019-2020 của trường mẫu giáo Họa Mi.

 

     Nơi nhận

– Phòng giáo dục: (để  bc);

– CB chuyên môn;

– Các tổ;

– Các lớp;

– Lưu: VP.

                                      HIỆU TRƯỞNG

 

                                           Lê Thị Thoa                                 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÒNG GD-ĐT HUYỆN CƯ JÚT    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MẪU GIÁO HỌA MI                        Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:     /QĐ-PCBLHĐ,XHTD -TNXH                 Nam Dong, ngày 17 tháng 10 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

V/v Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tình trạng xâm hại tình dục trẻ em và tệ nạn xã hội

Trong trường MN – Năm học 2019 – 2020

 
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẪU GIÁO HỌA MI

 

Căn cứ vào Điều 16, Điều lệ trường mầm non ban hành theo Quyết định số 04/2015/VBHN-BGD&ĐT, ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục &Đào tạo.

Căn cứ chỉ thị số 505/CT – BGDĐT ngày 20/02/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong trường học.

Thực hiện Công văn số: 56/CV- PGDĐT ngày 02/4/2019 của phòng Giáo dục đào tạo huyện Cư Jút về việc triển khai tăng cường phòng, chống bạo lực học đường; tăng cường biện pháp phòng ngừa tình trạng xâm hại tình dục trẻ em trong nghành giáo dục và đào tạo.

Thực hiện Kế hoạch số 03/KHNH- MGHM, ngày 07 tháng 10 năm 2019 của Trường mẫu giáo Họa Mi về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 – 2020;

Theo đề nghị của bộ phận chuyên môn về việc thực hiện các phong trào của nhà trường trong năm học 2019- 2020,

 

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện công tác phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tình trạng xâm hại tình dục trẻ em và tệ nạn xã hội gồm các ông (bà) có danh sách kèm theo.

Điều 2. Các ông (bà) trong Ban chỉ đạo căn cứ theo các yêu cầu về công tác phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tình trạng xâm hại tình dục trẻ em và tệ nạn xã hội để làm việc theo nhiệm vụ được phân công của Trưởng ban và theo quy định của ngành giáo dục cấp trên.

Điều 3. Các ông (bà) có tên tại Điều 1 và các bộ phận có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

               Nơi nhận:                                                                    HIỆU TRƯỞNG

                  -Như điều 3;

                 Lưu VT

                            

 

Danh sách Ban chỉ đạo phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tình trạng xâm hại tình dục trẻ em và tệ nạn xã hội

Trong trường MN – Năm học 2019 – 2020

(Kèm theo Quyết định số    /-PCBLHD,XHTD,TNXH, ngày 17 tháng 10 năm 2019)

 

TT Họ và tên Chức vụ Phân công nhiệm vụ Ghi chú
1 Lê Thị Thoa Hiệu trưởng Trưởng ban
2 Đoàn Thị Hoan P.Hiệu trưởng Phó trưởng ban
3 Phạm Thị Huyền P.Hiệu trưởng Phó trưởng ban
4 Nguyễn Thị Minh Huệ CTCĐ Phó trưởng ban
5 Nguyễn Thị Hợp TTCM Thành viên- Thư ký
6 Nguyễn Thị Thúy Y tế Thành viên
7 Bùi Quốc Lập Bảo vệ Thành viên
8 Lê Văn Bảy Bảo vệ Thành viên

(Danh sách này gồm có 08 người)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRƯỜNG MN TRUNG THÀNH II

LỚP MG 5-6 TUỔI A1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – hạnh phúc

 

BẢN KÝ CAM KẾT

 “Nói không với hành vi bạo lực” Năm học 2017-2018

 

Tên tôi : Đỗ Thị Quỳnh Châu

Lê Thị Oanh

Giáo viên: phụ trách lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1 – Trường mầm non Trung Thành II

699/PGDĐT ngày 26/9/2017 của phòng Giáo dục đào tạo Phổ Yên về việc triển khai các giải pháp phòng chống bạo lực học đường năm học 2017-2018 về việc triển khai thực iện nghị định 80/2017/NĐ-CP của thủ tướng chính phủ về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường và hệ thống các văn bản chỉ đạo của phòng Giáo dục Đào Tạo về việc tăng cường giải pháp phòng chống BLHĐ xâm hại trẻ em nhằm đảm an ninh, ATTH;

Căn cứ kế hoạch số 85/KH-TrMN ngày 05/10/2017 của trường Mầm non Trung Thành II về việc Phòng chống bạo lực học đường trong trường mầm non năm học 2017-2018.

Chúng tôi cam kết với các bậc phụ huynh  học sinh lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1cụ thể:

Trẻ đến trường, lớp được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ, không kỳ thị dọa lạt, quát mắng trẻ, tạo niểm tin cho trẻ yên tâm đến trường.

 

TT  

Họ và tên trẻ

 

Chữ ký của phụ huynh học sinh
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41

 

 

 

T/M BGH

Trung Thành, ngày 12 tháng 10  năm 2017

Giáo viên ký ca

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÒNG GD HUYỆN CƯ JÚT                     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MG HỌA MI                                            Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

       Số     /KH –MGHM                                                  Nam Dong, ngày 16 tháng 10 năm 2019


PHƯƠNG ÁN

Phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội trong trường học

Năm học: 2019 – 2020

 

Thực hiện công văn số: 56/CV- PGDĐT ngày 02/4/2019 của phòng Giáo dục đào tạo huyện Cư Jút về việc triển khai tăng cường phòng, chống bạo lực học đường; tăng cường biện pháp phòng ngừa tình trạng xâm hại tình dục trẻ em trong nghành giáo dục và đào tạo.

Căn cứ nghị định 80/2017/NĐ-CP của thủ tướng chính phủ về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường và hệ thống các văn bản chỉ đạo của phòng Giáo dục Đào Tạo về việc tăng cường giải pháp phòng chống BLHĐ xâm hại trẻ em nhằm đảm an ninh, ATTH;

Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 của nhà trường và tình tình thực tế trên địa bàn xã Nam Dong;

Căn cứ vào kế hoạch số 08/KH- MGHM ngày 16 tháng 10 năm 2019 của trường mẫu giáo Họa Mi về Phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội trong trường mầm non năm học 2019 – 2020

Trường Mẫu Giáo Họa Mi xây dựng Phương án phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội trong trường học như sau:

  1. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
  2. Mục đích:

– Tăng cường công tác quản lí, chỉ đạo nhằm khắc phục tình trạng bạo lực học đường và những hành vi vi phạm đạo đức, lối sống của nhà giáo và học sinh;

– Nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi vi phạm pháp luật có thể xảy ra;

– Tích cực góp phần đảm bảo tốt an ninh trật tự trong nhà trường cũng như tại địa phương;

– Phòng, chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học.

  1. Yêu cầu:

Công tác “Phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội” phải được tuyên truyền, giáo dục và tổ chức triển khai sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh (PHHS). Coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học và cũng là căn cứ để đánh giá thi đua đối với các đoàn thể, các tổ, nhóm và các cá nhân cán bộ, viên chức và lao động hợp đồng trong nhà trường.

Tham mưu với Cấp ủy, chính quyền địa phương, phối hợp chặt chẽ với Ban công an xã và các tổ chức, đoàn thể tại địa phương để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật xã Nam Dong.

  1. NỘI DUNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG NHÀ TRƯỜNG:
  2. Đối với công tác quản lý:

– Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện và triển khai các văn bản chỉ đạo của các  cấp tới toàn thể CB,GV,NV trong nhà trường để thực hiện tốt việc giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục toàn diện cho học sinh.

– Thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”…

  1. Các nội dung cần tăng cường thực hiện đối với nhà trường:

2.1. Tiếp tục triển khai quán triệt đầy đủ nội dung các văn bản chỉ đạo của Ngành, của Huyện ủy; việc triển khai cần phải được xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng nội dung, thời gian thực hiện, người thực hiện, hình thức tổ chức thực hiện và Thủ trưởng đơn vị phải phê duyệt kế hoạch, đôn đốc theo dõi kiểm tra thường xuyên.

2.2. Xây dựng kế hoạch nội dung thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Đề  án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”. Cụ thể trong năm học 2019 –  2020 nhà trường cần tập trung chỉ đạo và thực hiện các nội dung sau:

+ Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Nuôi dạy tốt”; thực hiện việc treo khẩu hiệu trong khuôn viên nhà trường.

+ Quy định việc tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trực tiếp lao động vệ sinh trường, lớp và các công trình trong khuôn viên nhà trường.

+ Xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học được phổ biến tới toàn thể CB, GV, NV.

+ Xây dựng các nội dung hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống, đạo đức nhà giáo cho đội ngũ CB,GV,NV trong nhà trường dưới nhiều hình thức.

2.3. Tăng cường công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với GV,NV trong nhà trường; tiếp nhận và xử lý thông tin kịp thời; khi phát hiện biểu hiện tâm lý và các dấu hiệu bạo lực học đường, cần phối hợp kịp thời với gia đình học sinh để phối hợp giải quyết.

2.4. Nhà trường căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT/BCA-BGDĐT ngày 28/8/2015 của Bộ Công an – Bộ Giáo dục và Đào tạo; các công văn, Chỉ thị của cấp trên về tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội trong trường học, để xây dựng kế hoạch phối hợp với Ban Công an xã về công tác an ninh trật tự, phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội tại địa phương.

2.5. Tổ chức cho CB,GV,NV trong trường ký cam kết về việc “Nói không với hành vi bạo lực học đường” kèm theo các quy định xử lý cụ thể.

2.6. Quán triệt trong giáo viên, cán bộ, nhân viên việc thực hiện đạo đức nhà giáo. Tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng bạo lực, bạo hành học sinh, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của học sinh trong nhà trường.

  1. Các giải pháp phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn XH trong trường học.

3.1. Giáo dục đạo đức nhà giáo cho đội ngũ CB,GV,NV thông qua thực hiện các nội qui, qui định trong nhà trường:

– Tăng cường việc tuyên truyền giáo dục pháp luật cho cán bộ, giáo viên và học sinh, thực hiện sống và làm việc theo pháp luật.

– Tổ chức cho đội ngũ GV,NV trong trường được học tập, thảo luận, ký cam kết về nội quy, quy định của nhà trường về quyền và nhiệm vụ của nhà giáo thông qua các buổi họp đầu năm của nhà trường, không vi phạm đạo đức nhà giáo, bảo vệ quyền và lợi ích cho trẻ khi đến trường.

+ Nghiêm cấm CB,GV,NV trong trường không được tàng trữ, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và các loại hung khí có khả năng gây sát thương cao.

+ Nghiêm cấm việc tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi nguy hiểm, kích động bạo lực.

+ Nghiêm cấm tham gia đánh bài bạc, cá độ và các tệ nạn xã hội trong khu vực nhà trường…

– Phối hợp với PHHS: Thông qua hội nghị PHHS đầu năm, nhà trường phổ biến và triển khai tới toàn thể PHHS những nội quy, quy định của nhà trường có liên quan đến học sinh.

– Lập hồ sơ theo dõi đối với những giáo viên, nhân viên trong trường thường xuyên vi phạm nội quy để kịp thời chấn chỉnh các cá nhân vi phạm đạo đức nhà giáo, và vi phạm kỷ luật.

– Phối hợp với chính quyền địa phương: Phối hợp với Ban Công an Địa phương, để tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về các nội dung liên quan tới việc vi phạm đạo đức nhà giáo, bạo lực học đường và các hành vi vi phạm pháp luật trong nhà trường.

Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng tại địa phương, để cùng phối hợp giáo dục và có sự răn đe khi cần thiết.

3.2. Giáo dục đạo đức thông qua rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh:     

– Tăng cường hoạt động ngoại khóa về giáo dục kỹ năng sống cho HS thông qua hoạt động GDNGLL cụ thể là:

+ Các em cần được rèn luyện kĩ năng giao tiếp để hạn chế những câu nói gây mất lòng bạn bè.

+ Rèn luyện kĩ năng ứng xử để các em có những hành động thấu tình đạt lý, đạt tới giá trị nhân văn cao nhất.

+ Rèn luyện kĩ năng kiềm chế cảm xúc để các em biết kìm nén, biết sống bao dung độ lượng với mọi người.

+ Thường xuyên tổ chức các hoạt động VHVN- TDTT để tạo sân chơi lành mạnh, tạo dựng môi trường học tập gần gũi, thân thiện. Thông qua đó để giáo dục lòng nhân ái, trang bị các kỹ năng sống cần thiết, kỹ năng ứng xử và giải quyết các tình huống trong học tập, sinh hoạt hàng ngày.

3.3. Phát huy vai trò của cán bộ, giáo viên và vai trò các đoàn thể:

– GV các lớp cần nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của từng phụ huynh học sinh để có thể chia sẻ những khó khăn với những gia đình phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, để an ủi và động viên các gia đình cho các cháu đi học          –

– GVCN từng lớp cần phối hợp với nhau để được gần gũi, động viên về tinh thần, chia sẻ khó khăn với phụ huynh của các em học sinh. Với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, GV cần phải đi sâu tìm hiểu gia cảnh của từng cháu để biết được hoàn cảnh, tâm lý củ từng PH, xóa được mặc cảm.

– BGH cần quan tâm đến việc quản lý học sinh: Nhắc nhở phụ huynh, thường xuyên thông báo tình hình học tập và sức khỏe của học sinh tới PHHS.

– Tổ chức Công đoàn: Phối hợp với chính quyền tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, giáo viên, học sinh. Tăng cường các hình thức thi đua khen thưởng để tuyên dương, khen thưởng những gương người tốt việc tốt. Qua đó mới giáo dục được học sinh.

– Thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động:

+ Thực hiện có hiệu qủa cuộc vận động và phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và cuộc vận động: “Mỗi Thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo”; cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”; cuộc vận động “Hai không với 4 nội dung”  trong nhà trường.

+ Tạo môi trường giáo dục lành mạnh, công bằng, văn minh. Giáo viên phải  hiểu được tâm sinh lí của từng PH và học sinh, biết kìm chế, tuyệt đối không được dùng bạo lực, ngôn ngữ  xúc phạm đối với học sinh, ngay cả với những học sinh vi  phạm kỉ luật. Các thầy, các cô phải luôn là tấm gương sáng để học sinh  tin tưởng, học tập noi theo.

+ Nhà giáo không được dùng bạo lực, nhưng cũng không được phép bất lực trước học sinh cá biệt. Không nên có thành kiến với học sinh, sử dụng biện pháp kỷ luật quá nghiêm khắc đối với học sinh, mà hãy giáo dục học sinh bằng tình thương để cảm hóa và giúp các em thích đến trường để học tập.

3.4.  Khen thưởng – Kỉ luật

– Gắn các nội dung phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội với các tiêu chí bình xét thi đua của cán bộ, giáo viên.

– Làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài, nêu gương tốt có phần thưởng xứng đáng để học sinh phấn đấu, đặc biệt là những tấm gương học sinh vượt khó học giỏi qua trong năm học.

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

– Nhà trường xây dựng các văn bản, kế hoạch thực hiện, tăng cường công tác quản lý giáo dục học sinh, phát hiện ngăn chăn kịp thời hiện tượng bạo lực học đường; Tăng cường công tác tham mưu với Phòng GD&ĐT, chính quyền địa phương; phối hợp với các ban ngành đoàn thể các lực lượng xã hội để từng bước ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực học đường và tệ nạn xã hội.

– Tăng cường trách nhiệm trong công tác quản lý giáo dục, ngăn chặn bạo lực học đường và tệ nạn xã hội tại nhà trường.

– Hướng dẫn, giáo viên XD kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục nội dung phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội phù hợp trong các hoạt động của trẻ./.

Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
– CB,GV,NV trường MG Họa Mi(để t/h);

– Lưu VP./.

 

 

Lê Thị Thoa