Website Trường Mầm Non Họa Mi

KẾ HOẠCH PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY, CỨU HỘ CỨU NẠM NĂM 2019 -2020

Người đăng: Ngày đăng: Lượt xem:

  PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CƯ JÚT

  TRƯỜNG MẪU GIÁO HỌA MI 

Số:     /KH-MGHM

                     CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                   Độc lập – Tự do – Hạnh phúc                                                      Nam Dong, ngày 17 tháng 10  năm 2019

KẾ HOẠCH
Phòng cháy và chữa cháy, cứu hộ cứu nạn năm học 2019 – 2020

Thực hiện công văn số 2500/UBND ngày 18/9/2018 về việc tổ chức hoạt động hưởng ứng “ Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy

Để chủ động trong công tác phòng cháy và chữa cháy. Cứu hộ cứu nạn trường Mẫu giáo Họa Mi xây dựng kế hoạch phòng cháy và chữa cháy. Cứu hộ cứu nạn năm học 2019-2020 như sau:

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

– Tổ chức tuyên truyền, phổ biến thường xuyên, rộng rộng rãi Luật PCCC, CHCN cảnh báo tình hình cháy nổ để cán bộ, giáo viên, nhân viên, gia đình và xã hội nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của cá nhân trong việc tích cực tham gia hưởng ứng các hoạt động PCCC, CHCN.

– Chủ động phòng ngừa, hạn chế không để xảy ra tình trạng thiệt hại do cháy, nổ gây ra trong nhà trường.

– Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện các quy định về an toàn PCCC,CHCN.

– Nâng cao nghiệp vụ PCCC,CHCN cho lực lượng làm nhiệm vụ PCCC,CHCN tại chỗ, sẵn sàng chữa cháy kịp thời và có hiệu quả: Tất cả cán bộ giáo viên, công nhân viên được tập huấn tại trường kiến thức PCCC,CHCN trong mọi tình huống, biết cách sơ tán học sinh khi có hỏa hoạn, thiên tai xảy ra.

  1. NHỮNG CÔNG TÁC TRỌNG TÂM
  2. Công tác tuyên truyền, giáo dục

– Tuyên truyền sâu rộng về Luật PCCC,CHCN; Nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC; Thông tư 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công an về hướng dẫn thi hành Nghị định 35/2003/NĐ-CP và các quy định khác về công tác PCCC… nhằm nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm của CBGV, NV và học sinh đối với công tác PCCC,CHCN.

– Thực hiện các hình thức tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy bằng khẩu hiệu, tranh ảnh phản ánh các hoạt động về công tác PCCC,CHCN.

– Phối hợp với lực lượng phòng cháy chữa cháy của thành phố hướng dẫn các kiến thức cơ bản về PCCC,CHCN cho toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh; chủ động xử lý các tình huống cháy giả định khi xảy ra cháy tại đơn vị.

  1. Công tác kiểm tra việc phòng cháy, chữa cháy

– Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện an toàn PCCC,CHCN trong nhà trường.

– Rà soát, bố trí lực lượng, phương tiện chữa cháy để bảo vệ, tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nếu phát sinh sự cố cháy nổ, thảm họa thiên tai.

– Triển khai công tác tự kiểm tra và chủ động khắc phục những thiếu sót trong công tác đảm bảo an toàn PCCC,CHCN trong phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ quan, đơn vị, đề ra biện pháp khắc phục và hoàn chỉnh các phương án phòng cháy, chữa cháy cho đơn vị.

  1. Công tác đấu tranh, ngăn chặn cháy lớn

– Xây dựng, bổ sung các phương án chữa cháy phối hợp với nhiều lực lượng tham gia với các quy mô, cấp độ phù hợp tình hình thực tế và tổ chức diễn tập thuần thục nhằm huy động các lực lượng hỗ trợ khi có sự cố cháy nổ.

– Chuẩn bị nguồn nước phục vụ công tác chữa cháy; tăng cường tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện cho lực lượng thường trực sẵn sàng tham gia chữa cháy nhằm phát hiện sớm, kịp thời xử lý cháy từ khi mới phát sinh.

  1. Xây dựng lực lượng, đầu tư trang thiết bị thực hiện công tác PCCC,CHCN

– Kiện toàn Ban chỉ đạo PCCC của cơ quan, đơn vị. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp PCCC.

– Rà soát và kiểm tra việc thực hiện các phương án PCCC,CHCN:

– Cử cán bộ đã tham gia tập huấn công tác PCCC,CHCN để hướng dẫn các kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản về PCCC,CHCN cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tại đơn vị.

– Chuẩn bị lực lượng và trang bị đầy đủ các phương tiện tại chỗ để chủ động xử lý kịp thời các sự cố cháy, nổ; không để xảy ra tình trạng cháy, nổ gây thiệt hại về người và tài sản.

– Thực hiện vận dụng hiệu quả phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư hậu cần tại chỗ để đạt hiệu quả PCCC,CHCN cao nhất.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

– Thành lập Ban chỉ đạo công tác PCCC,CHCN; Trưởng Ban chỉ đạo căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tình hình thực tế ở đơn vị có sự phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân trong Ban chỉ đạo.

– Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện tốt các quy định về công tác PCCC,CHCN.

– Đầu tư kinh phí để mua sắm và chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, vật dụng cần thiết đảm bảo cả về số lượng và chất lượng nhằm phục vụ hiệu quả nhất cho công tác PCCC,CHCN.

– Báo cáo công tác PCCC vào báo cáo tổng kết năm học; báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của Phòng Giáo dục hoặc khi có tình huống cháy nổ xảy ra.

Trên đây là kế hoạch công tác PCCC,CHCN năm học 2019 -2020 của trường Mẫu giáo Họa Mi, đề nghị các CBGV, NV trong nhà trường thực hiện tốt các nội dung trên để công tác PCCC,CHCN trong trường đạt kết quả cao./.

 

             Nơi nhận:
– Phòng GD&ĐT huyện Cư Jút (b/cáo);- Ban chỉ đạo PCCC (t/hiện)
– CBGV, NV (t/hiện);
– Lưu: VT.
                                     HIỆU TRƯỞNG

 

 

                                       Lê Thị Thoa

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên cơ sở: TRƯỜNG MG HỌA MI

          Địa điểm: Thôn10 – Nam Dong – Cư Jút – Đắk Nông

Điện thoại: 02613680779

Cơ quan chủ quản: Phòng GD&ĐT Huyện Cư Jút

Điện thoại báo cháy: 114

 

Năm học 2019 – 2020

 

  1. ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY:
  2. Vị trí địa lý:

11/ Tổng diện tích mặt bằng cơ sở: 4.211 m2

12/ Tổng xây dựng: 250 m2,  cấu trúc công trình: 5 dãy nhà kiên cố.

– Phía Đông Nam giáp: nhà dân

– Phía Nam giáp: Đường giao thông

– Phía Tây Nam giáp: Đường giao thông chính

– Phía Bắc giáp: UBND xã Nam Dong

– Tổng diện tích mặt bằng cơ sở: 4.211 m2

Tổng xây dựng: 531 m2,  cấu trúc công trình: 5 dãy nhà kiên cố. 1 dãy nhà hiệu bộ, bếp 1 chiều, nhà ăn.

  1. Giao thông bên trong và ngoài cơ sở:
  2. Tuyến đường từ Phòng CS PCCC đến cơ sở:

– Từ Phòng CSPCCC theo đường Nguyễn Văn Linh hướng về chợ Nam Dong khoảng 10 Km.

– Từ Ngã ba thôn 10 xã Nam Dong rẽ phải theo đường dong thôn đến cổng trường 70m.

  1. Giao thông trong cơ sở:

– Cơ sở tiếp giáp với đường nhỏ (rộng 4m) nên thuận tiện cho xe chữa cháy tiếp cận cũng như thuận tiện cho các hoạt động cứu, chữa đám cháy của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

III. Nguồn nước:

 

TT Nguồn nước Trữ lượng (m3) hoặc lưu lượng (l/s) Vị trí, khoảng cách nguồn nước (m) Những điểm cần lưu ý
Bên trong trường
1 Có giếng nước 100 m3 Bên ngoài trường Chỉ dùng phục vụ cho sinh hoạt.

Dùng để chữa cháy lúc ban đầu

Bên ngoài trường
1 Giếng nước nhà dân

 

100 m3 Bên ngoài trường Chỉ dùng phục vụ cho sinh hoạt.

Dùng để chữa cháy lúc ban đầu

 

  1. Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc hại::
  2. Tính chất hoạt động của cơ sở:

– Giáo dục học sinh mẫu giáo.

  1. Đặc điểm nguy hiểm cháy nổ của các hạng mục công trình:

– Nhà được xây dựng bằng vật liệu: tường gạch, mái bê tông; nền gạch men (hoặc tráng xi măng), khó cháy, xây dựng theo kiểu nhà kiên cố, tường gạch bao quanh trường cao 2,5m, có 01 cổng ra vào, rộng 5m xe chữa cháy vào được dễ dàng.

– Cơ sở nhà trường được xây dựng vật liệu khó cháy, khi phát sinh cháy nếu không phát hiện kịp thời có thể gây ra đám cháy lớn chủ yếu tập trung ở phòng nhà bếp, văn phòng , khi xảy ra cháy tỏa ra nhiều khói khí độc ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng con người (ở phòng bếp có chứa bình gas). Đám cháy có khả năng phát triển ở khu vực liên nhà sẽ gây ra cháy lớn.

– Sử dụng điện lưới Quốc gia, có các thiết bị bảo vệ điện.

  1. Lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ:
  2. Lực lượng:

– Đội Phòng cháy chữa cháy cơ sở gồm có 18 người.

– Ngoài giờ làm việc gồm: 02 người.

  1. Phương tiện chữa cháy:

– Bình chữa cháy có 02 bình: 02 bình SRI.

– Nội quy tiêu lệnh PCCC: 01 bộ.

  1. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÁY LỚN PHỨC TẠP NHẤT:
  2. Giả định tình huống cháy:

– Thời gian xảy ra cháy: 10h30

– Điểm xuất cháy: khu vực nhà bếp

– Chất cháy chủ yếu: Bình gas, đồ điện

– Nguyên nhân xảy ra cháy: do chập điện

– Dự kiến khả năng phát triển của đám cháy:

Khi cháy xảy ra tại khu vực trên thì văn phòng, lớp học nếu không được phát hiện và tổ chức cứu chữa kịp thời đám cháy nhanh chóng phát triển sẽ đem lại thiệt hại rất lớn về tài sản nhà nước. Ban đầu đám cháy nhỏ nhưng do chất cháy là chất dễ cháy, tốc độ cháy lan rất nhanh nên nhiệt độ đám cháy tăng cao.

Ngọn lửa của đám cháy nhanh chóng lan truyền theo sự phân bố của chất cháy có trên diện tích mặt sàn. Sau đó gây cháy lan sang khu vực khác. Khi cháy nhiệt độ đám cháy tăng cao do bức xạ nhiệt, đối lưu và truyền nhiệt; nếu không được làm mát kịp thời có thể gây ra cháy lớn đe dọa đến tính mạng và sức khỏe đến mọi người, đồng thời làm cho đám cháy phát triển với quy mô diện tích rộng lớn.

Chỉ trong một thời gian ngắn, lượng khói và sản phẩm cháy độc hại sẽ tồn đọng với mật độ ngày càng dày đặc gây khó khăn cho việc tiếp cận đến đám cháy của lực lượng chữa cháy.

Khi thời gian cháy tự do kéo dài, dưới tác động của nhiệt độ cao sẽ làm mất khả năng chịu lực của cấu kiện xây dựng dẫn đến sụp đổ nhà gây ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe lực lượng chữa cháy và tạo ra đám cháy lớn. Khi cháy tỏa ra một lượng rất lớn khói và sản phẩm cháy độc hại, bao phủ toàn bộ ngôi nhà đe dọa đến tính mạng và sức khỏe con người.

  1. Tính toán lực lượng, phương tiện chữa cháy:

* Dự kiến diện tích đám cháy: 30m2

– Số xe tiếp nước cho xe chữa cháy: 01 xe.

– Số xe thực tế tham gia chữa cháy là: 02 xe chữa cháy.

– Số tiểu đội thực tế tham gia chữa cháy là: 02 tiểu đội.

III. Kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy:

 

TT Đơn vị huy động Điện thoại Số người huy động Số lượng, chủng loại phương tiện huy động Ghi chú
A Tại cơ sở
  Đội PCCC cơ sở 18 Phương tiện chữa cháy được trang bị tại chỗ
B Phòng CSPCCC 114 02 tiểu đội 02 xe chữa cháy
C Các đơn vị khác
1 Công an xã Nam Dong 04 02 xe mô tô
2 Công an huyện Cư Jút 04  

02 xe mô tô

 

3 Chi nhánh điện TX Nam Dong

 

Cắt điện khi có yêu cầu
4  

Cứu thương Bệnh viện huyện Cư Jút

 

115 03 01 xe cứu thương Khi có yêu cầu cử y tá, bác sỹ và xe cứu thương đến đám cháy

 

  1. Kế hoạch triển khai chữa cháy:
  2. Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng tại chỗ:

Khi xảy ra cháy nhanh chóng báo động cháy toàn bộ đội sau đó phân công cắt cử người đồng thời làm các nhiệm vụ sau:

– Cắt điện toàn bộ khu vực cháy.

– Dùng các phương tiện chữa cháy xách tay được trang bị tại chỗ dập tắt và khống chế cháy lan.

– Gọi điện báo cháy cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp theo số 114.

– Tổ chức sơ cứu người bị nạn (nếu có) và hướng dẫn mọi người bình tĩnh thoát nạn ra nơi an toàn.

– Tổ chức di chuyển tài sản và các tài sản chưa bị cháy ra nơi an toàn.

– Cử người đón lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp và báo cáo tình hình biễn biến của đám cháy cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

– Lực lượng chữa cháy cơ sở có trách nhiệm cùng tham gia, phối hợp chữa cháy với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp theo sự điều hành, chỉ đạo của chỉ huy chữa cháy.

  1. Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy:

Khi nhận tin báo cháy chỉ huy chữa cháy lệnh xuất 03 xe chữa cháy đến đám cháy. Nhanh chóng nắm tình hình diễn biến của đám cháy thông qua lực lượng chữa cháy cơ sở. Tiến hành trinh sát đám cháy, trong quá trình trinh sát cần xác định: Điện, số lượng người bị nạn, điểm xuất phát cháy, chất cháy, quy mô diện tích dám cháy, hướng phát triển của ngọn lửa, hướng gió, hướng phát triển đội hình chữa cháy…

Sau khi trinh sát xong, chỉ huy chữa cháy lệnh triển khai đội hình chiến đấu chữa cháy theo diện tích như sau:

Xe 1: Đậu xe tại đường giao thông phía trước trường (hoặc trong sân trường) triển khai đội hình 02 lăng B phun nước dập tắt đám cháy.

Xe 2: Đậu xe tại đường giao thông phía trước trường (hoặc trong sân trường) triển khai đội hình 1 lăng B phun mưa làm mát cán bộ chiến sỹ và cấu kiện xây dựng, đồng thời cho viện cho xe tiến hành các hoạt động chữa cháy.

Chỉ huy chữa cháy thông qua trinh sát xác định nguồn nước và các phương pháp, biện pháp để tiếp nước vào các xe chữa cháy. Song song quá trình triển khai đội hình chiến đấu, tiến hành cứu người bị nạn (nếu có) và hướng dẫn người bị nạn bình tĩnh thoát ra nơi an toàn. Hướng dẫn cho lực lượng chữa cháy cơ sở di chuyển tài sản chưa bị cháy ra nơi an toàn.

* Chú ý: Cán bộ chiến sỹ tham gia chữa cháy nhất là chiến sỹ cầm lăng phun phải mặt quần áo chống nóng, mang mặt nạ phòng độc, bình khí oxy.

  1. Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng khác:

Khi nhận được tin báo, Công an xã Nam Dong điều 02 cán bộ chiến sỹ, Công an Huyện Cư Jút điều 04 cán bộ chiến sỹ đến hiện trường làm công tác giữ gìn đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông toàn bộ khu cháy.

Cứu thương bệnh viện Huyện Cư Jút, khi có yêu cầu điều 01 xe cứu thương cùng 03 y tá bác sỹ đến hiện trường làm công tác cứu người bị nạn.

Chi nhánh điện Nam Dong, khi có yêu cầu cắt điện cho khu vực cháy.

* Chú ý: Các lực lượng cứu hộ, hỗ trợ chữa cháy, cứu người phải thông tin, liên lạc chặt chẽ với ban chỉ huy chữa cháy.


  1. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHÁY CỤ THỂ:
Giả định tình huống và kết quả tính toán lực lượng, phương tiện chữa cháy Kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy Nhiệm vụ của các lực lượng
Lực lượng tại chỗ Lực lượng Cảnh sát PCCC Các lực lượng khác
Cháy xảy ra tại khu vực Phòng bếp.

– Thời điểm xảy ra 10h30 sáng.

– Chất cháy chủ yếu: Bình gas, đồ điện.

– Nguyên nhân xảy ra cháy: do chập điện.

* Dự kiến khả năng phát triển của đám cháy:

+ Đám cháy sẽ nhanh chóng lan truyền từ chất cháy này sang các chất cháy khác và cháy lan ra với quy mô diện tích rộng lớn.

Khói và sản phẩm độc hại bao trumg toàn bộ khu vực kinh doanh.

+ Khi cháy tỏa ra một lượng khói và sản phẩm cháy độc hại bao trùm một vùng không gian rộng lớn gây ảnh hưởng đến các hoạt động chữa cháy.

– Kết quả tính toán lực lượng phương tiện chữa cháy:

– Diện tích đám cháy: Fc=30m2.

– Số lăng cần thiết chữa cháy: 02 lăng phun nước.

– Số lăng làm mát CBCS CKXD: 01 lăng B.

– Số xe chữa cháy thực tế: 02 xe chữa cháy.

 

* Lực lượng cơ sở: 02 người, nước và các phương tiện chữa cháy tại chỗ.

* Lực lượng CSPCCC:

– Điều 02 xe chữa cháy cùng 02 tiểu đội tiến hành các hoạt động cứu chữa đám cháy

– Sau khi nhận được tin báo cháy hoặc phát hiện ra cháy, người trực ngay lập tức báo động cho toàn đơn vị bằng chuông, loa còi, hô hoán… để mọi người biết.

– Đội PCCC cơ sở nhanh chóng tập trung.

– Cứu người bị nạn (nếu có).

– Tổ chức chữa cháy: Dùng nước và phương tiện chữa cháy tại chỗ để hạn chế cháy lan, khống chế và dập tắt đám cháy.

– Di chuyển tài sản ra khỏi khu vực cháy, cứu tài sản và tạo khoảng cách ngăn cháy lan, có nhiệm vụ đón xe chữa cháy vào đúng vị trí xảy ra cháy và bảo vệ tài sản cứu được.

– Khi đến đám cháy chỉ huy chữa cháy tổ chức trinh sát đám cháy. Sử dụng thiết bị mặt nạ phòng độc, bình khí ôxy và quần áo chống nóng vào kiểm tra khu vực cháy và khu vực xung quanh, đưa người bị nạn còn lại ra nơi an toàn (nếu có).

– Ra lệnh triển khai đội hình chiến đấu chữa cháy theo diện tích như sau:

+ Xe 1: Đỗ tại phía trước nhà triển khai đội hình 2 lăng B phun nước dập tắt đám cháy.

+ Xe 2: Đỗ gần xe 1 triển khai đội hình 01 lăng B phun mưa làm mát cho cán bộ chiến sỹ và cấu kiện xây dựng.

+ Tiến hành các hoạt động chữa cháy như: di chuyển tài sản, tổ chức thoát khói.

Chú ý: Chiến sỹ cầm lăng chữa cháy phải mặc quần áo chống nóng và mặt nạ phòng độc, bình CO2

– CA xã Tân Dân, CA Chí Linh, Điện lực Chí Linh, Cứu thương,  ưu tiên tập trung lực lượng và phương tiện cho hoạt động cứu chữa đám cháy.

 

 

  1. BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY: (nếu có)

 

TT Ngày, tháng, năm Nội dung bổ sung, chỉnh lý Chữ ký của người có trách nhiệm xây dựng phương án

 

Nam Dong, ngày 10 tháng 08 năm 2019.

                                         HIỆU TRƯỞNG                                                                                               NGƯỜI LẬP PACC

 

                                         Lê Thị Thoa                                                                                                           Đoàn Thị Hoan         

 

 

      PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CƯ JÚT                              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
     TRƯỜNG MẪU GIÁO HỌA MI                                            Độc lập – Tự do  – Hạnh phúc
        Số:    /QĐ – MGHM                                              Nam Dong, ngày 17  tháng  10  năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

V/v thành lập Ban chỉ đạo công tác  PCCC,CHCN năm học 2019 – 2020  

 

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẪU GIÁO HỌA MI

 

Căn cứ nhiệm vụ năm học 2019 – 2020;

Căn cứ thực tiễn đơn vị và sự cần thiết của công tác PCCC,CHCN về việc tăng cường công tác PCCC,CHCN tại các cơ sở trường học;

Xét khả năng công tác và yêu cầu của cán bộ giáo viên,

QUYẾT ĐỊNH:

 Điều 1. Thành lập Ban chi đạo công tác PCCC,CHCN năm học 2019 – 2020 gồm các ông (bà) có tên sau:

  1. Bà Lê Thị Thoa – Hiệu trưởng            – Trưởng ban chỉ đạo
  2. Bà Phạm Thị Huyền – Phó Hiệu trưởng – Phó trưởng ban
  3. Bà Đoàn Thị Hoan – Phó Hiệu trưởng    – Phó trưởng ban

* Các thành viên:

  1. Bà Nguyễn Thị Hợp – Tổ trưởng tổ chuyên môn
  2. Bà Nguyễn Thị Thúy –  Giáo viên
  3. Bà H’Êm Byă – Giáo viên
  4. Bà Phạm Thị Mai –  Giáo viên
  5. Bà Nguyễn Thị Minh Huệ – Giáo viên
  6. Bà Dương Thị Thường – Giáo viên
  7. Bà Hồ Thị Thùy Linh – Giáo viên
  8. Nguyễn Thị Trà My – Giáo viên
  9. Lâm Thị Kiều Oanh – Giáo viên
  10. Trần Thị Thu Huệ – Giáo viên
  11. Trần Thị Huệ – Giáo viên
  12. Nguyễn Thị Mỹ Duyên – Giáo viên
  13. Trần Thị Đình Hậu – Giáo viên
  14. Nguyễn Thị Thanh Hằng – Kế toán
  15. Nguyễn Thị Mùi – Bếp trưởng
  16. Ông Nông Quốc Nam – Bảo vệ
  17. Ông Bùi Quốc Lập – Bảo vệ

Điều 2. Các thành viên Ban chi đạo công tác PCCC,CHCN năm học 2019 – 2020 có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Ban chỉ đạo PCCC,CHCN trong nhà trường năm học 2019 – 2020

Điều 3. Các ông bà có tên tại Điều 1 căn cứ Quyết định thi hành

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

Nơi nhận:
– Như điều 3 (t/hiện);
– Lưu: VT.

 

 

 

 

                                          HIỆU TRƯỞNG

 

  

                                             Lê Thị Thoa

 

PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC

PCCC,CNCH TRƯỜNG MẪU GIÁO HỌA MI

Căn cứ quyết định số:11/QĐ-MGHM, ngày 17 tháng 10 năm 2019 của Hiệu trưởng trường mẫu giáo Họa Mi về việc thành lập Ban chỉ đạo công tác PCCC,CNCH trường trường mẫu giáo Họa Mi năm học 2019-2020.

Căn cứ vào năng lực của các thành viên Ban chỉ đạo PCCC,CNCH. Trưởng Ban chỉ đạo công tác PCCC,CNCH trường trường mẫu giáo Họa Mi phân công trách nhiệm các thành viên như sau:
1/ Bà: Lê Thị Thoa – Hiệu trưởng – Trưởng ban
Quản lý, chỉ đạo chung công tác PCCC,CNCH của nhà trường.
2/ Bà: Phạm Thị Huyền – Phó Hiệu trưởng – Phó Trưởng ban
Phụ trách chung, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác PCCC,CNCH trong nhà trường trong mỗi năm học, hoàn thành báo cáo sơ kết và tổng kết hàng năm báo cáo Hiệu trưởng và Phòng GD&ĐT Cư Jut. Phối hợp với các cơ quan để tổ chức tốt việc PCCC,CNCH.
3/ Bà: Đoàn Thị hoan; Phó hiệu trưởng – Phó ban: cùng các giáo viên chủ nhiệm là thành viên
Xử lý các tình huống khi có sự cố cháy nổ, thiên tai xảy ra, theo dõi cháy nổ, thiên tai khu vực phòng học, tuyên truyền công tác PCCC,CNCH trong nhà trường. Nhắc nhở giáo viên và các cháu chú ý thực hiện tốt nội quy phòng cháy và chữa cháy được gắn trên tường. Hướng dẫn giáo viên, nhân viên học sinh thoát hiểm khi có sự cố. Tổ chức công tác PCCC,CNCH.
4/ Ông: Bùi Quốc Lập + Ông Lê Văn Bảy- NV Bảo vệ – Thành viên
Theo dõi công tác PCCC,CNCH vào các buổi trực, sẵn sàng cúp cầu dao điện ( nếu hỏa hoạn do sự cố chập điện), báo động khi có sự cố cháy nổ, thiên tai kiểm tra hệ thống điện, CSVC, cây xanh, đồ chơi ngoài trời và khu vực toàn trường hàng ngày.
5/ Bà: Hồ Thị Thùy Linh – Thành viên
Quản lý chung khu vực các lớp học. Phối hợp ban PCCC,CNCH xử lý các tình huống cháy nổ khu vực các lớp học, phòng chức năng, phát hiện sự cố cháy nổ, các nguy cơ xử lý và báo động kịp thời.
6/ Các giáo viên chủ nhiệm + Ông Bùi Quốc Lập + Ông Lê Văn Bảy –Thành viên:
Tổ chức công tác PCCC,CNCH phát hiện sự cố cháy nổ, thiên tai xử lý và báo động kịp thời cho toàn trường, hướng dẫn giáo viên sơ tán học sinh. Vận hành hệ thống bơm nước chữa cháy, sử dụng các dụng cụ phòng chống thiên tai.
7/ Bà: Nguyễn Thị Thúy, Nhân viên y tế – Thành viên:
Phụ trách công tác mua sắm dụng cụ PCCC, CNCH bảo quản vật tư, dụng cụ văn phòng.

Tổ chức sơ cứu người khi có sự cố cháy nổ, thiên tai xảy ra.
8/ Bà: Nguyễn Thị Thanh Hằng – NV Kế toán- Thành viên:
Kiểm tra các thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạ, cứu hộ của nhà trường. Nếu thiếu làm dự trù kinh phí hàng năm mua bổ sung dụng cụ PCCC,CNCH, phối hợp ban PCCC,CNCH xử lý các tình huống.
9/Bà: Nguyễn Thị Mùi – Bếp trưởng –Thành viên
Tổ chức công tác PCCC,CNCH, phối hợp ban PCCC,CNCH xử lý các tình huống cháy nổ, thiên tai khu vực bếp ăn. Nhắc nhở CB,GV,NV thực hiện tốt công tác PCCC,CNCH của nhà trường.

                                                                                                                                                             T/M BAN CHỈ ĐẠO

Nơi nhận:                                                                                                                                               TRƯỞNG BAN
– Các TV Ban PCCC,CNCH;

-Lưu VT.

Lê Thị Thoa

 

 

 

 PHIẾU THỐNG KÊ PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ
Tại: TRƯỜNG MẪU GIÁO HỌA MI

  1. Phương tiện

 

STT NGÀY KIỂM TRA LOẠI PHƯƠNG TIỆN SỐ LƯỢNG CHẤT
LƯ­ỢNG
NGƯ­ỜI THỐNG KÊ
1  3/8/2019 Bình chữa cháy 02 Tốt  Bùi Quốc Lập
2 Vòi nước 01 Tốt  Bùi Quốc Lập
3 Bơm, bể nước và hệ thống vận hành PCCC,CNCH 01 Tốt  Bùi Quốc Lập
4 Hệ thống điện Ba pha PCCC,CNCH 01 Tốt Bùi Quốc Lập
5 Xẻng 02 Tốt Nguyễn T.Thanh Hằng
6 Cuốc 03 Tốt Nguyễn T.Thanh Hằng

 

  1. Vị trí

 

STT Nơi bố trí đặt phương tiện Số lượng/

chủng loại

Chất lượng Ghi chú
1 Bếp ăn bán trú 01 bình CC Còn tốt
2 Dãy các lớp học 04 CC Còn tốt
3 Kho  02 xẻng+

03 cuốc

Còn tốt

                                                                               NGƯỜI KIỂM TRA

Bùi Quốc Lập