Website Trường Mầm Non Họa Mi

KẾ HOẠCH AN NINH TRẬT TỰ TRƯỜNG HỌC NĂM HỌC 2019 – 2020

Người đăng: Ngày đăng: Lượt xem:

PHÒNG GD & ĐT CƯ JÚT                            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MG HỌA MI                                         Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:     /QĐ- MGHM                                                 Nam Dong, ngày 11 tháng 10 năm 2019

QUYẾT ĐỊNH

Về việc Kiện toàn Ban an ninh, trật tự học đường năm học 2019-2020

 

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẪU GIÁO HỌA MI

Căn cứ điều 16, Điều lệ trường Mầm Non,

Căn cứ Thông tư liên tịch 34/2009/TTL-BGD&ĐT&BCA và Quyết định số 46/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/8/2007của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành qui định về công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

Căn cứ tình hình đội ngũ cán bộ – giáo viên nhà trường;

Theo đề xuất của bộ phận chuyên môn,

QUYẾT ĐỊNH

          Điều 1. Nay Kiện toàn Ban An ninh học đường trường mẫu giáo Họa Mi năm học 2019-2020 gồm các Ông (Bà) có tên sau:

  1. Bà: Lê Thị Thoa                     Hiệu trưởng                     Trưởng ban
  2. Bà: Đoàn Thị Hoan PHT                                 Phó ban
  3. Bà: Phạm Thị Huyền PHT Phó ban
  4. Bà: hỒ ThỊ Thùy Linh        Bí thư Chi đoàn               Thành viên
  5. Bà: Nguyễn Thị Minh Huệ CTCĐ                     Thành viên
  6. Bà: Nguyễn Thị Hợp TTCM                              Thành viên

6.Ông: Bùi Quốc Lập                          Bảo vệ                             Thành viên

  1. Ông: Lê Văn Bảy Bảo vệ                              Thành viên

          Điều 2. Ban An ninh học đường có nhiệm vụ triển khai xây dựng kế hoạch bảo đảm trật tự an ninh học đường đúng theo tinh thần của Thông tư liên tịch 34/2009/TTL-BGD&ĐT&BCA và Quyết định số 46/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/8/2007của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành qui định về công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

          Điều 3. Các Ông (Bà) có tên ở Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.              Quyết định có hiệu lực kể từ ngày kí./.

Nơi nhận:

– Như Điều 1;

– Lưu: VT.

                                                                       HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

                                                                        Lê Thị Thoa

 

 

               PHÒNG GD HUYỆN CƯ JÚT                                                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                TRƯỜNG MG HỌA MI                                                                        Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Số:   /KH-MGHM                                                                                         Nam Dong, ngày 14  tháng 10 năm 2019

KẾ HOẠCH
AN NINH TRẬT TỰ TRƯỜNG HỌC NĂM HỌC 2019 – 2020

Căn cứ thông tư liên tịch số 34/2009/TTLT-BGD&ĐT-BCA ngày 20/11/2009 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và công an về việc hướng dẫn phối hợp thực hiện công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới tại địa phương;

Trường mẫu giáo Họa Mi xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự trường học năm học 2019-2020 như sau:

  1. Đặc điểm tình hình:
  2. Thuận lợi:

Đa số học sinh của trường mẫu giáo Họa Mi đều chăm ngoan, lễ phép, trung thực thật thà.

Số lượng học sinh của đơn vị ít 179 cháu nên dễ theo dõi quản lý các em trong buổi học và thời gian sinh hoạt.

Nhân dân địa phương rất quan tâm đến việc an toàn trật tự trong nhà trường, đặc biệt là vấn đề sinh hoạt nội trú, bán trú nên có sự hỗ trợ đắc lực.

Ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn về ANTT của xã hoạt động tích cực hiệu quả, quan tâm sâu sát đến nhà trường.

Đội xung kích của trường cũng như toàn thể giáo viên nhân viên có ý thức cao trong việc bảo vệ an toàn trật tự trường học.

Các đoàn thể trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với BCĐ để thực hiện tốt công tác ANTT trên địa bàn và trong nhà trường.

  1. Khó khăn:

Xã Nam Dong địa bàn rộng nên khó quản lý các em trong thời gian trên đường đi học và ở nhà.

Đơn vị có 4 điểm lẻ, nên khó khăn trong việc năm bắt thông tin và quản lý chỉ đạo.

Trình độ dân trí của người dân chưa cao nên nhận thức về vấn đề an ninh trật tự của học sinh chưa được chú trọng nhiều.

Một số học sinh đó hết học ở trên địa bàn vẫn còn đến trường trêu đùa, quấy rối.
Toàn bộ học sinh của các điểm lẽ được ăn bán trú. Các em còn nhỏ, chưa tự phục vụ được bản thân nên nhà trường gặp một số khó khăn trong công tác triển khai ăn, ngủ.
3. Về quy mô trường lớp, chất lượng học sinh.

Năm học 2019-2020, trường mẫu giáo Họa Mi có 6 nhóm lớp với 179 học sinh. Có 03 điểm lẻ và một khu vực trung tâm.

Trường có 21 cán bộ giáo viên gồm 03 cán bộ quản lý; 13 giáo viên; 03 nhân viên hành chính, 02 nhân viên dinh dưỡng.

Tất cả học sinh nhà trường đều không theo tôn giáo. Thuần túy trong sinh hoạt, ăn ở. Thật thà trong cuộc sống.

– Chất lượng học tập của học sinh có nhiều tiến bộ.

  1. Kế hoạch xây dựng trường học an toàn về an ninh trật tự trong năm học.
    1. Công tác kiện toàn ban chỉ đạo:

– Tham mưu với BCĐ xây dựng “Trường học an toàn về an ninh trật tự” của xã và Hiệu trưởng nhà trường để thành lập BCĐ xây dựng trường học an toàn trong năm học mới với thành phần phù hợp với thực tế hoạt động của địa phương và nhà trường. Trong đó  đồng chí hiệu trưởng làm trưởng ban, 02 đồng chí phó hiệu trưởng làm phó ban. Các ban viên là thành phần trong các tổ CM, đoàn thể, GVCN … cùng cán bộ giáo viên nhân viên của đơn vị.

Thành lập tổ xung kích của đơn vị với đầy đủ thành phần các đoàn thể, BGH cùng bảo vệ tham gia.

Rút kinh nghiệm trong ban chỉ đạo, tổ xung kích trong việc triển khai nhiệm vụ năm học vừa qua đồng thời xây dựng kế hoạch hoạt động đảm bảo an ninh trật tự trong năm học mới.

Xây dựng quy chế hoạt động của ban chỉ đạo trong năm học mới.

Đánh giá rút kinh nghiệm định kỳ trong công tác tổ chức chỉ đạo từ đó xây dựng kế hoạch thời gian tới phù hợp hơn.

  1. Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật.

Tích cực tuyên truyền trong học sinh, nhân dân về công tác đảm bảo an ninh trật tự ở trường học và trên địa bàn thông qua các buổi sinh hoạt, họp phụ huynh …… để mọi người hiểu và thực hiện.

Tăng cường các buổi sinh hoạt tập thể về vấn đề ANTT và các chủ đề khác để học sinh yêu trường lớp, quý trọng tập thể và bản thân.

Phát huy hiệu quả trường học thân thiện, tích cực trong trường học.

Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao trong nhà trường; phát động các phong trào. Thu hút học sinh vào sinh hoạt, rèn luyện tính tích cực mạnh dạn trong sinh hoạt tập thể.

Tuyên truyền vấn đề ATTTTH thông qua các băng rôn, bảng biểu trong trường học để học sinh dễ quan sát, dễ nhớ và thực hiện.

Phối kết hợp với ban an ninh xã, ban văn hóa, mặt trận và các bản để tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân đảm bảo ANTT trên địa bàn. Đồng thời để mọi tổ chức, đoàn thể trên địa bàn cùng vào cuộc với BCĐ và nhà trường thực hiện tốt kế hoạch việc thực hiện ATTT và nêu cao tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo trước học sinh và nhân dân.

Xây dựng mô hình trường mẫu giáo đảm bảo về an ninh, an toàn về thực phẩm để môi trường giáo dục được phát triển tốt hơn.

Cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường gương mẫu đi đầu trong cơ quan.

  1. Xây dựng nội quy, quy chế về an ninh trật tự trường học:

Thành lập tổ xung kích của nhà trường gồm đủ các thành phần đoàn thể trong đơn vị.
Quán triệt triệt trong toàn thể CB – GV – NV, học sinh của trường chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định của nhà trường về ANTT, gồm các nội dung cụ thể sau:
Học sinh chấp hành đi học chuyên cần, đảm bảo đủ tư trang học sinh khi đến lớp. Không được mang vật dụng gây thương tích đến lớp. Đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, không để xảy ra tình trang mất cắp trộm tài sản trong nhà trường

Thực hiên đúng an toàn giao thông khi đến trường và ra về.

Đảm bảo thực hiện tốt nề nếp.

Không được phá hỏng tài sản của lớp của trường, lấy cắp đồ dùng của bạn bè, thầy cô hoặc phụ huynh.

Giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân ở trưởng và ở nhà. Tập thói quen đi vệ sinh tại khu vực vệ sinh của trường và đổ vứt rác đúng vị trí.

Nghiêm túc trong giờ học.

Không được leo trèo cây, giẫm đạp phá hỏng bồn hoa cây cảnh.

Chấp hành nghiêm túc lịch sinh hoạt. Học sinh bán trú phải nghỉ trưa tại phòng học sau khi ăn trưa.

Giáo dục học sinh không được tắm sông, suối. Đặc biệt không được tự tiện lội qua khe suối vào mùa mưa lũ khi chưa có hướng dẫn hoặc cho phép của nhà trường và khi không có người lớn dắt.

Tham gia bảo vệ tài sản, đồ dùng của lớp và tài sản cá nhân.

Tham gia tìm hiểu tình hình an ninh trật tự trong nhà trường và trên địa bàn. Báo cáo với nhà trường những trường hợp vi phạm nội quy trường học.

Tham gia phát hiện, tố giác các đối tượng có nguy cơ bị lôi cuốn cù rủ vào con đường hư hỏng hoặc có hiện tượng sử dụng chất kích thích, ma túy trên địa bàn.
Tham gia đầy đủ các hoạt động, hội thi do trường và cấp trên phát động về chủ đề ANTTTH để tăng cường nhận thức hiểu biết về pháp luật.

Tích cực tham gia các hoạt động thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của nhà trường.

Tổ chức cho giáo viên, phụ huynh kí cam kết nghiêm chỉnh thực hiện tốt an toàn giao thông và an ninh trật tự.

Nếu vi phạm nội quy nhà trường sẽ bị kỉ luật với các hình thức phù hợp.

  1. Công tác phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường.

Họp Ban chỉ đạo xây dựng “Trường học an toàn về an ninh trật tự” đầu năm học để quán triệt tinh thần chỉ đạo về an ninh trật tự trong năm học.

Tổ chức họp BCĐ, tổ xung kích định kì theo quý để đánh giá tình hình và có kế hoạch cụ thể cho thời gian sau.

Phối hợp chặt chẽ với ban công an xã, đoàn thể, các thôn để tuyên truyền và quán triệt nhiệm vụ an ninh trật tự thôn xóm và trường học đồng thời giải quyết dứt điểm các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự của học sinh trong nhà trường.
Thường xuyên tuân thủ sự chỉ đạo của cấp trên để có giải pháp kế hoạch phù hợp với tình hình mới

Phối hợp với ban công an, đồn biên phòng, đoàn thanh niên trên địa bàn để tuần tra giữ vững an ninh trường học và trên địa bàn vào các dịp lễ, tết.

III. Tổ chức thực hiện:

1.BGH nhà trường tham mưu với UBND xã thành lập BCĐ xây dựng trường học an toàn về ANTT của xã đầu năm học với đủ các thành phần theo quy định. Thành lập ban chỉ đạo ANTT của trường năm học 2019-2020. Thành phần gồm: Đ/c Lê Thị Thoa – Trưởng ban; đ/c – Phó trưởng ban; đ/c Đoàn Thị Hoan – Phó trưởng ban đ/c Phạm Thị Huyền; Cùng các GVCN – chỉ đạo ATTT của lớp phụ trách. Toàn thể CBGV-NV nhà trường tham gia hoạt động theo kế hoạch của BCĐ.

2.Bà Lê Thị Thoa: Bí Thư chi bộ – Hiệu trưởng: Trưởng ban. Duyệt kế hoạch BCĐ. Tham mưu, phối hợp với Đảng ủy, UBND, Công an xã, các đoàn thể trên địa bàn để có giải pháp đảm bảo an ninh trong nhà trường và trên địa bàn.

  1. Bà Đoàn Thị Hoan – phó hiệu trưởng – Phó trưởng ban: Chỉ đạo về công tác PCCC; công tác ATGT trong nhà trường. Phụ trách công tác điều kiện đảm bảo cho ANTT. Lên kế hoạch chỉ đạo, phân công trách nhiệm các thành viên; tổ chức thực hiện kế hoạch; báo cáo sơ kết, tổng kết và các báo cáo liên quan đến AT-ANTTTH. Tham mưu cho HT về công tác AT-ANTTTH. Tham mưu cho trưởng ban những công việc liên quan đến ANTT của nhà trường. Phụ trách công tác tuyên truyền về ANTT trong nhà trường và trên địa bàn.
  2. Bà Phạm Thị Huyền – Phó hiệu trưởng – phó trưởng ban:  Phụ trách công tác tuyên truyền vận động mọi người nhận thức và thực hiện tốt vấn đề ATTT.
    5. Bà Nguyễn Thị Hợp – Tổ chuyên môn – Ban Viên Tham mưu cho đ/c trưởng ban về kế hoạch năm, lên kế hoạch tháng, trực tiếp chỉ đạo và theo dõi các hoạt động liên quan đến công tác AT-ANTTTH, phụ trách Thôn 7.
  3. Bà Hồ Thị Thùy Linh – PBTCĐ giáo viên – Ban Viên: Chỉ đạo chi đoàn tham gia công tác AT, ANTTTH theo nhiệm vụ; Chịu trách nhiệm khu Trung tâm.
  4. Bà Nguyễn Thị Minh Huệ: giáo viên – Ban viên: Chịu trách nhiệm tại về tuyên truyền GDPL liên quan đến AT-ANTTTH của nhà trường phụ trách thôn Tân Bình.
  5. Bà Nguyễn Thị Thanh Hằng – TT tổ Hành chính-văn phòng: Ban viên: Tham mưu về kinh phí để phục vụ HĐ AT-ANTTTH của trường.
  6. Bà Nguyễn Thị Thúy NVYTHĐ – Ban viên: Chịu trách nhiệm cấp cứu, sơ cứu khi có sự việc xẩy ra và phụ trách an toàn thực phẩm bếp nội trú.
  7. Tổ xung kích của nhà trường: Tổ chức theo dõi tình hình an ninh của trường. Xử lý vấn đề an toàn trật tự trong và ngoài nhà trường.

GVCN – Ban viên: Xây dựng kế hoạch đảm bảo ATTT của lớp. Theo dõi tình hình của lớp và tham mưu cho BCĐ những công việc cần thiết, đột xuất.

 

    Nơi nhận:

– UBND xã (b/c)

– BCĐ ANTTTH đơn vị (t/h),
– Lưu (HS BCĐ),

– Đăng website.

HIỆU TRƯỞNGLê Thị Thoa                      TM/ BCĐ ANTT

                   P.TRƯỞNG BAN

                    Đoàn Thị Hoan