Website Trường Mầm Non Họa Mi

KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2018-2019

Người đăng: Ngày đăng: Lượt xem:

PHÒNG GD&ĐT H.CƯ JÚT                       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MG HỌA MI                                    Độc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc

Số: … /MGHM                                              Nam Dong, ngày 02 tháng 10 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2017 – 2018

                                                           

Căn cứ vào hướng dẫn số 132/ PGDĐT-MN ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Phòng giáo dục huyện Cư Jút về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2017 – 2018.

Căn cứ vào nghị quyết của Đảng ủy, của chi bộ, trường Mẫu giáo Họa Mi xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 như sau:

I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

  1. Tình hình đội ngũ

– Tổng số cán bộ giáo viên công nhân viên: 17.

Trong đó:

+ Cán bộ quản lý: 3/3 nữ – Trình độ chuyên môn: ĐH 03

+ Giáo viên: 10/10 nữ – Trình độ chuyên môn: ĐH 04, CĐ 06.

+ Công nhân viên: 1/4 nữ -Trình độ chuyên môn: CĐ 01; TC 01; Bảo vệ 02

+ Đảng viên: 5/7 nữ, trong đó: CBQL 03, GV 02. NV 02.

  1. Tình hình cơ sở vật chất

+ Có 08 phòng học trong đó 06 phòng học kiên có và 02 phòng học bán kiên cố.

+ Có 8/8 lớp có công trình vệ sinh khép kín.

+ Có 1/4 sân chơi có đồ chơi ngoài trời.

+ Các trang thiết bị đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ.

  1. Quy mô trường lớp, học sinh.

+ Lớp lá: 03 lớp, trong đó có 01 lớp đơn và 2 lớp ghép 3 độ tuổi tại ở hai thôn đó là Thôn 9 và Thôn Tân Bình.

+ Lớp chồi: 02 lớp, trong đó có 01 lớp đơn và 01 lớp ghép 2 độ tuổi ở thôn 7.

+ Lớp mầm: 01 lớp

– Năm học 2017 – 2018, Tổng số cháu toàn trường 178 cháu vượt chỉ tiêu kế hoạch giao là: 04 cháu.

a)Thuận lợi

– Được sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cư Jút, Đảng ủy, HĐND – UBND cùng các ban ngành đoàn thể tạo mọi điều kiện cho trường hoạt động…

– Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên trẻ, nhiệt tình, có năng lực chuyên môn, thực sự yêu nghề mến trẻ. 100% đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.

– Tập thể sư phạm đoàn kết và có sự nhiệt tình tích cực, có ý thức trách nhiệm, tận tuỵ với công việc.

– Cơ sở vật chất đảm bảo cho việc chăm sóc giáo dục cháu của nhà trường.

– Phụ huynh rất quan tâm đến công tác chăm sóc nuôi dạy cháu của nhà trường. Vì vậy số trẻ gửi bán trú ngày càng tăng, đến nay trẻ bán trú đạt 100%.

  1. b) Khó khăn

+ Về cơ sở vật chất:

– Ngân sách địa phương hạn hẹp vì thế việc đầu tư cơ sở vật chất chưa được hoàn thiện. Đời sống phụ huynh còn dựa vào nông nghiệp là chính nên còn khó khăn trong việc vận động xã hội hóa giáo dục.

– Đường xá đi lại ở 1 số điểm lẻ xa và rất khó đi, nhất là vào mùa mưa, học sinh ăn tại trường nhưng chưa xây dựng được bếp 1 chiều và chưa có giếng nước để sinh hoạt phải đi mua nước của dân.

– Điểm trường ở thôn; đồ dùng đồ chơi ngoài trời, cây xanh cho bóng mát còn ít, do đó ảnh hưởng đến quá trình dạy và học của giáo viên, học sinh.

– Lớp ăn bán trú ở thôn chưa có bếp ăn riêng, nên phải vận chuyển thức ăn từ điểm chính.

+ Trang thiết bị dạy học và chuyên môn

– Đồ dùng cho trẻ trong việc nuôi dưỡng, giáo dục còn thiếu như: Một số thiết bị phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế như máy quay chụp, máy chiếu projector…
– Nhà trường chưa có máy chiếu sử dụng trong giáo án điện tử.

– Đồ dùng, đồ chơi trong lớp, tài liệu cho GV còn hạn chế.

+ Về học sinh :

– Đa số các cháu ở điểm lẻ đều phải học chương trình lớp ghép 2,3 độ tuổi.

+  Đối với CB – Giáo viên – Nhân viên :

– Nhà trường chưa có nhân viên cấp dưỡng nhà trường phải hợp đồng trả lương bằng nguồn thu của phụ huynh)

– Hội đồng nhà trường 83,3% là nữ. Giáo viên 100% là nữ theo thông tư số 48 GV dạy 1 ngày 6 tiếng 2 tiếng làm theo sự phân công của hiệu trưởng quy đổi thành 8 giờ 1 ngày.

II/ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2017 – 2018:

A/ Nhiệm vụ chung:

Tiếp tục thực hiện các phong trào thi đua của ngành. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05/CT-TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Tăng cường CSVC phấn đấu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1.

Thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong trong trường. Tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN, đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”. Nâng cao chất lượng tổ chức bữa ăn bán trú cho trẻ. Tăng cường tiếng việt, quan tâm đến trẻ khuyết tật và hòa nhập.

Tăng cường nguồn lực, duy trì các điều kiện, tiêu chuẩn cho phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.

Tiếp tục đổi mới công tác quản lý theo hướng phân cấp, hiệu quả; nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ban, ngành trong quản lý giáo dục mầm non, tăng cường tính tự chủ của trường.

Tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ và yêu cầu thực hiện chương trình GDMN

Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục theo hướng phát triển năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục mầm non.

Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục mầm non. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục.

B/ NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA NĂM HỌC :

1.Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua

* Tư tưởng chính trị       

1.1.Các chỉ tiêu cụ thể

– 100% CB, GV, NV thực hiện tốt việc các cuộc vận động và các phong trào thi đua.

– 100% lớp, đảm bảo môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, thân thiện, an toàn

1.2. Biện pháp thực hiện

– Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05- CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh  gắn với phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, đưa các nội dung của cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thành các hoạt động thường xuyên, tự giác trong trường. Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục học tập và sáng tạo; ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.

– Đẩy mạnh các giải pháp xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp; có đủ nhà vệ sinh, bảo đảm sạch sẽ cho trẻ và giáo viên. Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống lồng ghép vào các hoạt động giáo dục. Tổ chức các trò chơi dân gian, hát dân ca, nghe hát Quốc ca.

-Tiếp tục tăng cường các hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ (trải nghiệm, khám phá, tham quan dã ngoại…) phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.

– Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra sát với yêu cầu, nội dung của cuộc vận động và phong trào thi đua, theo kế hoạch đề ra. Tổ chức sơ kết, tổng kết, tuyên dương người tốt việc tốt, nhân rộng điển hình tiên tiến trong đơn vị.

  1. Phát triển mạng lưới trường, lớp

2.1. Các chỉ tiêu cụ thể

– Huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp:  178

Trong đó  + Trẻ ở xã học tại địa bàn xã: 178

+ Trẻ ở xã học tại địa bàn khác: 34

+ Trẻ từ nơi khác đến học trái tuyến: 7

+ Trẻ ra lớp tại trường so với chỉ tiêu giao: 178/175, tỷ lệ 102 %

– Huy động trẻ 5 tuổi tại địa phương ra lớp: 55/55 tỷ lệ : 100%

Trong đó: + Trẻ 5 tuổi ra lớp tại trường: 55/ 21 nữ.

+ Trẻ 5 tuổi của xã học trái tuyến tại địa bàn khác: 4/4 nữ

– Số trẻ bán trú: 178/178, tỷ lệ : 100 %

2.2. Biện pháp thực hiện

– Trường tiếp thu và triển khai nhiệm vụ năm học của ngành, của trường đến tận 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên.

– Điều tra và nắm chắc trẻ trong độ tuổi mẫu giáo, nhất là cháu 5 tuổi. Phối hợp các ban ngành, đoàn thể trong địa phương để vận động trẻ ra lớp.

– Tổ chức tốt các ngày lễ trong năm như ngày hội bé đến trường, Tết trung thu, ngày Tết cổ truyền, Ngày lễ ra trường…

– Quản lý đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, làm tốt công tác chăm sóc giáo dục để tạo niềm tin cho phụ huynh.

– Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ miễn giảm cho các trẻ em có hoàn cảnh gia đình khó khăn để trẻ có điều kiện đến lớp, chế độ hỗ trợ ăn trưa cho trẻ 5 tuổi và trẻ 3 – 4 tuổi.

– Tổ chức tốt công tác bán trú để huy động thêm trẻ ở lại ăn trưa.

– Trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao số lượng lớp, số trẻ, nhà trường tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học để huy động trẻ ra lớp nhằm tăng tỷ lệ trẻ đến trường.

– Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục tranh thủ các nguồn hỗ trợ xây dựng điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất để thu hút trẻ ra lớp.

  1. Củng cố nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi

3.1. Các chỉ tiêu cụ thể

– 100% lớp mẫu giáo 5 tuổi, 80% đối với các lớp dưới 5 tuổi có đầy đủ thiết bị dạy học tối thiểu, đồ dùng, đồ chơi, phần mềm ứng dụng CNTT, máy tính.

– Phấn đấu tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường: trẻ 3-5 tuổi  55 – 60%, riêng trẻ 5 tuổi 100%.

– 100% cháu lớp 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN.

3.2. Biện pháp thực hiện

– Thực hiện tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo để tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quan tâm của cấp Uỷ đảng và chính quyền địa phương.

– Thực hiện kinh phí hỗ trợ về học phí, chi phí học tập, tiền ăn trưa cho các cháu ra lớp tại trường theo quy định của Nhà nuớc.

– Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động toàn dân cùng tham gia công tác PCGDMNTNT. Kết hợp với các tổ chức trên địa bàn xã tuyên truyền vận động ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, vận động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%. Duy trì các lớp học, đảm bảo sĩ số học sinh, không có học sinh bỏ học.

– Thực hiện xã hội hóa giáo dục, vận động toàn dân cùng tham gia đóng góp về vật chất, công sức cũng như tinh thần cho công tác PCGDMNTNT.

– Tiếp tục bồi dưỡng giáo viên, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tin học, ngọai ngữ. Tiếp tục chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động cho trẻ.

– Trang bị thêm các trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, phong phú.

– Có nhiều hình thức đổi mới trong công tác quản lý. Phát huy tính dân chủ và phát động phong trào thi đua sôi nổi trong nhà trường để làm động lực thúc đẩy cán bộ, giáo viên, nhân viên cố gắng, nổ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong đó có nhiệm vụ hàng đầu là PCGDMNTNT.

  1. Nâng cao chất lượng hoạt động chăm sócgiáo dục trẻ

 4.1. Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non

– Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đến toàn thể CBQL, GVMN nội dung sửa đổi, bổ sung của chương trình GDMN ban hành kèm theo thông tư số 28/2016/BGDĐT

– Tăng cường đầu tư trang thiết bị tối thiểu, đồ dùng, đồ chơi đảm bảo tương đối đầy đủ để thực hiện tốt chương trình.

– Tiếp tục tổ chức có hiệu quả việc thực hiện đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Tổ chức môi trường giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động vui chơi, khám phá, trãi nghiệm, sáng tạo theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi” phù hợp với độ tuổi; áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực vào việc tổ chức hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ.

– Đẩy mạnh tích hợp, chú trọng giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển
kỹ năng sống, hiểu biết xã hội phù hợp với độ tuổi của trẻ bằng cách tăng cường
tổ chức các hoạt động dạy kỹ năng sống cho trẻ thông qua nhiều hoạt động gần gũi phù hợp với trẻ trong đó cần tăng cường tổ chức hoạt động giao lưu giữa phụ huynh và các cháu vào cuối chủ đề; giao lưu giữa các nhóm lớp trong trường nhân các ngày hội, ngày lễ; giao lưu giữa các trường trong cụm,…

– Bổ sung khu vườn cổ tích, khu phát triển thể chất, khu khám phá trãi nghiệm. Chú trọng các nội dung quan sát, khám khá, tổ chức các trò chơi vận động ngoài trời trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời giúp trẻ phát huy tính tích cực hoạt động.

– Tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”; tuyên truyền phổ biến tầm quan trọng của giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non tới phụ huynh và cộng đồng; xây dựng môi trường hoạt động, chọn lớp lá 1 làm điểm, chỉ đạo các giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục vận động vào hoạt động vui chơi và các hoạt động giáo dục khác, tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề.

– Nâng cao hiệu quả việc sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi theo
đúng mục đích ban hành quy định tại Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22
tháng 7 năm 2010 của Bộ GD&ĐT và nhân rộng điển hình trong việc sử dụng Bộ
chuẩn hỗ trợ thực hiện Chương trình GDMN nhằm nâng cao chất lượng chăm
sóc giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1; đồng thời tuyên
truyền, hướng dẫn nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ và cộng đồng về sự phát triển của trẻ em nhằm tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

– Tăng cường các biện pháp chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số (DTTS). Đảm bảo tất cả trẻ mẫu giáo DTTS được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1.

– Tiếp tục lồng ghép, thực hiện hiệu quả các nội dung giáo dục tích hợp
trong thực hiện Chương trình GDMN: giáo dục an toàn giao thông; giáo dục bảo
vệ môi trường; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; giáo dục bảo vệ
tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và
phòng chống thảm họa thiên tai đảm bảo phù hợp với điều kiện vùng miền và đối
tượng trẻ, nhằm giúp trẻ sống thân thiện với môi trường và có những thói quen,
hành vi phù hợp để góp phần giảm thiểu thảm họa thiên tai, tự bảo vệ bản thân
trong những trường hợp khẩn cấp.

– Bộ phận chuyên môn có kế hoạch tổ chức, bồi dưỡng các chuyên đề cho giáo viên nhằm giúp giáo viên nắm bắt chương trình kỹ hơn và thực hiện tốt hơn trong công tác chăm sóc nuôi dạy cháu của mình.

– Ban giám hiệu đề ra kế hoạch kiểm tra nội bộ để dự giờ, đánh giá, rút kinh nghiệm cho giáo viên nhằm đưa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường ngày càng đi lên.

  1. Các chỉ tiêu cụ thể

– 6/6 nhóm lớp tiếp tục thực hiện chương tình GDMN do Bộ quy định.

– 3 lớp 5 tuổi thực hiện tốt bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tạo nền tảng vững chắc cho trẻ bước vào lớp 1, hoàn thành công tác phổ cập.

– Không ép trẻ tập đọc, tô, viết, học trước chương trình lớp 1.

– 100% trẻ đến lớp có đủ đồ dùng cá nhân, đồ chơi, thiết bị giáo dục tối thiểu.
– Tỷ lệ chuyên cần đạt : 90- 95%

– Duy trì sĩ số đạt : 95- 96 %

– 100% trẻ được đánh giá theo 5 lĩnh vực phát triển. Riêng trẻ 5 tuổi đánh giá thêm theo bộ chuẩn phát triển theo quy định của Bộ GD&ĐT 4 chuẩn với 120 chỉ số

– Phát triển thể chất: Đạt 98 %  trở lên

– Phát triển nhận thức: Đạt 95% trở lên

– Phát triển ngôn ngữ: Đạt 92 trở lên

– Phát triển tình  cảm xã hội:  Đạt 98% trở lên

– Phát triển thẩm mỹ: Đạt 98% trở lên

– Khảo sát trẻ toàn trường cuối năm đạt theo các tiêu chí 45% cháu đạt bé chăm ngoan, 55% cháu đạt bé ngoan.

– Dạy thay giáo viên 2 giờ/tuần đối với hiệu trưởng, 4 giờ/tuần đối với phó HT.
– Khuyến khích giáo viên tham gia dự thi Giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện, thi làm đồ dùng đồ chơi. Phấn đấu có 50% giáo viên giỏi cấp trường, 4 – 5 giáo viên đạt cấp huyện mỗi lớp có trên 20 đồ dùng đồ chơi tự làm/năm.

  1. Biện pháp thực hiện

– Tổ chức cho 100% CB, GV, NV được tập huấn, bồi dưỡng nội dung sủa đổi, bổ sung của chương trình GDMN ban hành kèm theo thông tư 28/2016

– Quán triệt, chỉ đạo, hướng dẫn 100% CB, GV, NV và tổ chuyên môn có đầy đủ hồ sơ theo quy định đảm bảo chất lượng.

– 100% CB, GV, NV thực hiện tốt quy chế chuyên môn, kỷ luật lao động trong nhà trường.

– Tiếp thu và triển khai đầy đủ các nội dung chuyên đề.

– Tổ chức đăng ký viết SKKN, hoạt động tốt, tham gia thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
– Tổ chức các hội thi do các cấp phát động.

-Tổ chức các lễ hội: – Ngày vui của bé; Vui tết trung thu; Lễ hội mừng xuân; Lễ hội 1/6 vui tết thiếu nhi

– Được chơi trò chơi dân gian, những bài ca dao đồng dao những bài hát dân ca phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo nội dung thân thiện trường học

4.2.Công tác kiểm định chất lượng giáo dục mầm non và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

– Tiếp tục hoàn thành tự đánh giá chất lượng giáo dục trường MN, làm cơ sở đánh giá ngoài theo thông tư số 07/2011/TT-BGDDT ngày 17/02/2011 ban hành quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GDMN và thông tư số 45/2011/TT-BGD&ĐT ngày 11/10/2011về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng trường MN

– Thành lập hội đồng tự đánh giá,

– Phân công các tổ chức thực hiện công tác kiểm định theo nhóm

– Thu thập thông tin minh chứng và sử lý minh chứng

– Hoàn thành báo cáo tự đánh giá

– Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác KĐCLGD, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện KĐCLGD.

– Rà soát, đánh giá các tiêu chuẩn trong trường học theo yêu cầu trường chuẩn quốc gia.

– Phấn đấu trong năm học 2017 – 2018 trường được công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

– Cập nhật phần mềm

Tham gia các lớp tập huấn do các cấp tổ chức

4.3. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ

– Quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, cha mẹ trẻ trong công tác đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ.

– Thực hiện nghiêm túc nghị định số 80/2017/NĐ – CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường.

– Quán triệt và thực hiện nghiêm túc nội dung chỉ thị số 505/CT – BGDĐT ngày 20/02/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong trường học.

– Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ trong trường mầm non.

-Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong trường mầm non.

– Thường xuyên kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi kịp thời phát hiện, chỉ đạo khắc phục những yếu tố nguy cơ gây mất an toàn để đảm bảo an toàn cho trẻ.

  1. Các chỉ tiêu cụ thể

– 100% trẻ được đảm bảo an toàn, không xảy ra tai nạn thương tích trong trường học.

– 100% số nhóm lớp có góc tuyên truyền tại lớp đa dạng và phong phú về  nội dung hình thức.

– 100% giáo viên không được la mắng, đánh trẻ.

– 100% lớp học được trang bị và tự làm thêm đồ dùng, đồ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ.

  1. b) Biện pháp thực hiện

– Thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây nguy hiểm trong và ngoài lớp học.

– Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học an toàn,cónhững biện pháp sửa chữa, nâng cấp một số khu vực có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Giáo viên luôn giám sát trẻ mọi lúc, mọi nơi,đồng thời giúp trẻ nhận biết được một số nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân và biết cách phòng tránh.

– Đón, trả trẻ từ tay phụ huynh, tuyệt đối không trả trẻ cho người lạ mặt.

– Cán bộ y tế trường học, giáo viên tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ,biết cách xử lý kịp thời các tai nạn không may xảy đến với trẻ.

– Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh.Giáo viên phối hợp với phụ huynh là việc làm rất cần thiết tạo cho trẻ một môi trường an toàn về sức khỏe, tâm lí và thân thiện.

4.4. Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ

– Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe tại các nhóm lớp, bếp ăn.

–  Bảo đảm an toàn tuyệt đối, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 100%.

–  Đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện tốt việc chế biến và lưu mẫu thực phẩm đầy đủ. Sử dụng và sắp xếp đồ dùng nhà bếp gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo theo quy trình bếp một chiều.

– Trẻ được cân đo khám sức khoẻ định kỳ và theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng

– Giảm tỷ lệ cháu nhẹ cân, thấp còi so với đầu năm học.

– Thực hiện tốt công tác tuyên truyền ở các lớp và ở nhà trường.

– Rèn cho cháu các kỹ năng làm đúng thao tác vệ sinh: Lau mặt, rửa tay bằng xà phòng, chải đầu. các cháu bán trú biết đánh răng sau khi ăn cơm.

– Phối hợp với ngành Y tế khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 2 lần/năm, thực hiện tốt chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi – Rubella cho trẻ em; có các biện pháp phòng chống các dịch bệnh cho trẻ em trong trường học. Thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT – BYT – BGDĐT ngày 12/5/2016c của Bộ y tế và Bộ GDĐT quy định về công tác y tế trường học.

  1. Các chỉ tiêu cụ thể

– 100% trẻ ăn bán trú tại trường. Mức ăn 13.000đ/ ngày

– 100% cháu được đảm bảo an toàn, không xảy ra dịch bệnh ngộ độc thức ăn và tai nạn.

– 100% trẻ được cân đo, theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng, khám sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm.

– 100% số nhóm lớp có góc tuyên truyền tại lớp đa dạng và phong phú về  nội dung hình thức.

– Trên 82% trẻ đạt Bé khỏe, bé ngoan

– Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi xuống dưới 8%, suy dinh dưỡng cân nặng dưới 6%.

  1. Biện pháp thực hiện

– Quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn, công tác vệ sinh ATTP, chỉ đạo tốt việc tính khẩu phần ăn cho trẻ theo khung chương trình GDMN do Bộ GD-ĐT ban hành, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mầm non tại trường.

– Mua đầy đủ đồ dùng cá nhân trẻ.

– Giáo viên thực hiện đúng lịch giặt khăn, luộc khăn theo ngày, chăn gối theo tuần; vệ sinh nhóm lớp sau mỗi ngày đảm bảo phòng học sạch, thoáng mát, đủ ánh sáng.

– Vệ sinh phòng bếp, rửa đồ dùng bán trú thường xuyên, mua đầy đủ ca, cốc, bát, thìa bằng inox.

– Dụng cụ đựng, chế biến thực phẩm sống và chín riêng biệt.
– Thành lập BCĐ công tác y tế trường học, phối hợp với Trạm y tế tiêm phòng

Sởi và Rubenla cho trẻ trong độ tuổi học tại trường.

– Theo dõi phục hồi trẻ suy dinh dưỡng hàng tháng.

– Hồ sơ nhân viên y tế đầy đủ, cập nhật số liệu chính xác.

– Kiểm tra chất lượng, định lượng khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày.
– Hợp đồng thực phẩm đầu năm với những cơ sở sản xuất uy tín.

– Quy trình chế biến theo quy trình bếp một chiều, thay đổi món ăn theo mùa, trong tuần không lặp lại. Bếp ăn có giấy chứng nhận VSATTP.

– Chú trọng giáo dục trẻ kỹ năng vệ sinh cá nhân, kỹ năng sống, hình thành nề nếp, thói quen hành vi văn minh cho trẻ.

– Đầu năm tu sửa đồ chơi ngoài trời, đường điện nước, đảm bảo tất cả trẻ đều có đủ nước sinh hoạt.

– Tăng cường chỉ đạo phụ trách bán trú, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe tại các lớp, bếp ăn.

– Vận động phụ huynh tăng chế độ ăn của trẻ phù hợp với thực tiễn địa phương, đảm bảo việc tính khẩu phần ăn cho trẻ theo khung chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành. Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn  phù hợp với độ tuổi. Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo mùa. Quản lý chặt chẽ chất lượng, định lượng, khẩu phần ăn của trẻ. Hợp đồng thực phẩm chặt chẽ với các nhà cung cấp, lưu mẫu thức ăn và công khai tài chính về chế độ ăn của trẻ đầy đủ kịp thời đúng quy định.
– Phối hợp với ngành Y tế triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ em trong trường.

– Thực hiện Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT- BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 quy định về công tác y tế trường học. Phối hợp với ngành y tế triển khai các biện pháp phòng chống các dịch bệnh cho trẻ em trong trường.

– Chỉ đạo y tế học đường trường tổ chức  100 % trẻ được cân đo lập biểu đồ tăng trưởng, khám sức khỏe định kỳ. Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống béo phì. Tìm hiểu nguyên nhân và đề ra các giải pháp để phục hồi suy dinh dưỡng cho trẻ.

– Lên kế hoạch phòng chống một số bệnh do vi rút gây ra, dễ lây lan và gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ như bệnh tay-chân miệng, cúm, sốt xuất huyết…trong trường.
– Tiếp tục lồng  ghép nội dung giáo dục phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai vào các hoạt động giáo dục ở các lớp.

  1. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

– BGH tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo.Vận động hội cha mẹ học sinh theo công văn số 06/ CT- UBND ngày 17 tháng 8 năm 2017 Về việc chấn chỉnh công tác thu, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Để làm tốt công tác xã hội hoá GD:Xây dựng bếp một chiều, phòng chức năng ở trường chính, bếp ăn bán trú, làm nhà kho chứa đồ. Xin kinh phí mua sắm đồ dùng, đồ chơi… đáp ứng yêu cầu công tác chăm sóc và giáo dục trong trường mầm non.

– Rà soát, mua sắm, bổ sung tài liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi, đảm bảo điều kiện thực hiện Chương trình GDMN bằng ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác; Tổ chức thi đồ dùng ,đồ chơi tự làm và trao giải cho các cá nhân đạt thành tích cao

5.1. Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia:

– BGH làm tờ trình lên các cấp lãnh đạo xây dựng phòng hiệu bộ, phòng chức năng, bếp một chiều, giếng khoan để hướng đến trường chuẩn mức độ 1.

  1. Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và GVMN6.

6.1 Công tác phát triển số lượng đội ngũ cán bộ -CNV:

– Thực hiện theo thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT – BGDĐT – BNV ngày 16/3/2015 quy định danh mục về khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non.

– Tổng số CB-GV-NV là: 17 trong đó: BGH: 3 ;giáo viên 10; nhân viên 4, nhà trường hợp đồng 1 cấp dưỡng

– CBQL.GV tích cực tham gia các sinh hoạt tập thể, các chỉ thị, nghị quyết, của nghành, xã, huyện, tỉnh , đề ra .

– Thực hiện các qui định, quy chế chuyên môn nghiệp vụ chăm sóc GD trẻ trong nhà trường

– Tập huấn bồi dưỡng cho CBQL, GVMN kỹ năng, phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục, đặc biệt là việc chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số. Nâng cao năng lực thực hành tổ chức hoạt động giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Tổ chức tập huấn cho CBQL và giáo viên cốt cán về chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ; tập huấn hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ.

6.2 Công tác Bồi dưỡng thường xuyên

– Chỉ đạo bồi dưỡng thường xuyên giáo viên theo Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2011/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên (ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

– Thực hiện kế hoạch số 116/KH – PGDĐT- MN NGÀY 14/8/2017 của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Cư Jút V/v Kế hoạch BDTX Cho CBQL,GV mầm non năm học 2017-2018. Giảm tối đa hồ sơ sổ sách mang tính hình thức, tránh gây áp lực cho GV và CBQL.

– Nhà trường lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên ngay từ đầu năm học, từ đó chỉ đạo và triển khai cho giáo viên lên kế hoạch cá nhân căn cứ theo công văn, văn bản của các các cấp, kế hoạch của nhà trường để lập kế hoạch cụ thể và trình hiệu trưởng ký duyệt.

– Tăng cường công tác tự học qua mạng intenet, học theo nhóm, có lưu trữ hồ sơ trong quá trình học tập.

– Tăng số lượng CBQL, GVMN biết ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và chăm sóc, giáo dục trẻ, đáp ứng yêu cầu tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên và mô đun nâng cao bằng hình thức e-learning.

– Thực hiện thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT – BGDĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.

– Thực hiện tốt công tác quy hoạch, tích cực tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn,nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, tình thương, trách nhiệm của CBQL,GVMN đối với trẻ.

6.3. Công tác phát triển chất lượng đội ngũ GV

100% GV không vi phạm quy chế CM.

– 100% GV đảm bảo ngày giờ lên lớp theo quy định, 1 năm nghỉ không quá 9 ngày/1/người

– 100% GV không cắt xén hay đảo lôn CT

– 100% GV biết sử dụng vi tính

* Dự giờ : Đúng số tiết qui định ( Nếu vượt thì càng tốt)

– GV biên chế : 4 tiêt/ 1 tháng – 36 tiết trong 1năm

– GV mới  : 6 tiết / 1tháng – 54 tiết trong 1năm

– Những Gv dạy cả ngày không có tiết dự giờ, dạy chính vào buổi sáng ( CM theo dõi theo tháng)

GV lên kế hoạch dự giờ thực tế không dự khống, có chữ ký của GV dạy. Nếu GV dạy ký khống thì cắt thi đua và làm bản kiểm điểm

*Thao giảngđăng ký giờ dạy tốt,

– Mỗi GV 2 tiết thao giảng / 1năm – 1 tiết /học kỳ ;đăng ký giờ dạy tốt theo phong trào phát động.

– Tổ CM lên lịch, thi GVDG  cấp trường, khảo sát chất lượng đầu năm, thi viết SKKN hoặc NCĐTKH…

* Mở chuyên đề : Phó hiệu trưởng và tổ chuyên môn lên kế hoạch mở chuyên đề 2-3 CĐ/1 năm (HĐ ngoài trời….) kinh phí nhà trường hỗ trợ làm đồ dùng mà trường không có đồ dùng đó.

*  Đồ dùng :  100% GV lên lớp phải có đồ dùng trực quan. GV làm đồ dùng theo đề tài nhằm phục vụ cho bài dạy khi lên lớp .Chống dạy chay, làm đồ dùng dự thi khi các cấp phát động. 2bộ/1 năm/1 người

* Hồ sơgiáo án: 100% GV lên lớp phải có hồ sơ GA, không coppi bài soạn của nhau,Soạn giảng trước khi lên lớp 3 ngày, trình bày sạch sẽ, khoa học đẹp mắt, luôn hoàn thành hồ sơ giáo án để nhà trường kiểm tra hàng tháng.

* Kiểm tra nội bộ :

Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban KTNB. Số lượt kiểm tra 60% /1năm học.

* Kế hoạch bồi dưỡng CM cho GV:

– Bồi dưỡng cho GV dạy đạt loại trung bình lên loại khá; loại khá lên loại tốt .Tăng cường bồi dưỡng cho GV mới bằng hình thức dự giờ, thao giảng. Mở chuyên đề.

  1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục

7.1 Công tác quản lý giáo viên

– Chỉ đạo các giáo viên đổi mới đánh giá chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và đánh giá GVMN theo hướng phát triển năng lực GV, đặc biệt là năng lực thực hành tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp GVMN;

– Vào đầu tháng 8 họp hội đồng, chọn GV giỏi, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc, sáng tạo trong công tác giảng dạy bầu lên làm khối trưởng, Chịu trách nhiệm về chất lượng của công tác CM nghiệp vụ để nghiên cứu các chuyên đề, dạy mẫu giúp GV mới và GV còn yếu về CM học tập kinh nghiệm lẫn nhau

– Tham gia các lớp bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho CBQL và GV. Tích cực tham gia bồi dưỡng kiến thức, cập nhật và thực hiện những văn bản mới của BGD. Vận động GV-CNV tự nâng cao trình độ tin học để ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường

– Quản lý tốt các hệ thống tổ chức trong nhà trường: GV lên kế hoạch HĐ cho năm, tháng, cụ thể và sát với tình hình thực tế của nhà trường. Giao cho bộ phận chuyên môn lên kế hoạch bồi dưỡng cho GV, tổ chức hội thi GV dạy giỏi cấp trường và cấp huyện, tỉnh làm đồ dùng dạy học và đồ chơi cho trẻ khi lên lớp, tổ chức hội thi  đồ dùng cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh.

– Giao cho phó hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn đổi mới  phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giảng dạy. Dạy chương trình GDMN mới

– Thường xuyên nhắc nhở quy tắc ứng xử của CB-GV-NV trong nhà trường đối với mọi người. Tiếp thu thông tin, xử lý thông tin một cách chính xác và khách quan.

– Xây dựng quy chế CM để xếp loại hàng tháng, cuối kỳ, cuối năm

– BGH phân công nhiệm vụ cho từng tổ chức, đoàn thể trong nhà trường nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng và tự chịu trách nhiệm về công việc được giao, và làm cho mọi thành viên trong tổ chức hiểu được “Mình làm công việc đó thì phải chịu trách nhiệm trước ai”

7.2 Công tác quản lý nhân viên

* Công tác tài chính

– Thực hiện đúng các quy định về quản lý tài chính trong các cơ sở GDMN; các quy định tại Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/9/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về việc tài trợ cho các cơ sở giáo dục; Thực hiện chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 7/8/2017 về việc chấn chỉnh công tác thu, sử dụng các khoản đóng góp tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

– Nghiên cứu kỹ các công văn, quyết định của tài chính của BGDĐT, của UBND tỉnh Đăk Nông. Thu –chi đúng nguyên tắc tài chính về ngân sách cũng như quỹ hội cha mẹ HS, tích cực tham mưu cho hiệu trưởng, hội trưởng HCMHS. Luôn hoàn thành hồ sơ, sổ sách chứng từ của kế toán và thủ quỹ.

– Chỉ đạo bộ phận tài vụ phải nắm vững các nội dung của văn bản về tài chính, làm đúng các biểu mẫu theo quy định của phòng tài chính cấp trên, làm đúng, đủ và nộp kịp thời các loại báo cáo về tài chính

– Thanh toán mọi chế độ cho CB- GV- NV, học sinh đúng, đủ ,kịp thời

– Thường xuyên kiểm tra, sổ sách tài chính của kế toán, thủ quỹ, thu-chi lớp bán trú, khâu đi chợ, cách chế biến thực phẩm …chú trọng đến khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và đảm bảo an toàn cho trẻ.

* Công tác văn thư:

– Thường xuyên cập nhật thông tin trên email của trường để tiếp nhận thông tin, phân loại và sử lý thông tin, kịp thời báo cáo BGH, làm và lưu các loại công văn báo cáo đi-đến kịp thời không để chậm trễ hạn và sai xót. Làm tốt công tác văn phòng, và công tác tài vụ trong nhà trường, luôn hoàn thành công việc mà hiệu trưởng giao.

*  Bảo vệ :                                                                                                         

– Trực trường 24/ 24 và bảo vệ tốt tài sản của nhà trường, kiểm kê tài sản 1năm 2 lần, theo dõi tài sản vào sổ sách cụ thể theo từng phòng và cho GV dạy phòng đó ký vào ,để cùng nhau có trách nhiệm bảo vệ tài sản của nhà trường. Nếu để xảy ra mất tài sản nhà trường thì bảo vệ phải đền.

– Sửa chữa nhỏ và chăm sóc cây xanh, cây cảnh …và một số việc mà hiệu                                      trưởng phân công

* Công tác phát triển Đảng trong nhà trường:

– Nhà trường có chi bộ riêng với tổng số Đảng viên trong chi bộ có 07 đ/c, trong đó có 7 đ/c ĐV chính thức ; 0 đ/c ĐV dự bị,

– Phấn đấu trong năm học kết nạp 1-2 đảng viên

– Tổ chức cho ĐV viết bản thu hoạch, tự liên hệ phấn đấu rèn luyện Đảng viên, công chức.

– Tổ chức cho ĐV viết bản kiểm điểm phân tích chấm điểm đảng viên cuối năm 2017

– Chi bộ sinh hoạt thường kỳ, đóng Đảng phí đúng quy định.

* Công tác công đoàn:

– Quan tâm đến nghĩa vụ, quyền lợi của đội ngũ CNV, luôn gần gũi tìm hiểu nguyện vọng,  lắng nghe ý kiến và có hướng giúp đỡ động viên nhau thực hiện nghĩa vụ hoàn thành công việc .

– Chăm lo đời sống tinh thần vật chất đảm bảo lương, và mọi chế độ, quyền lợi của người lao động, tổ chức các hoạt động thi đua khen thưởng, biểu dương kịp thời, luôn tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái, đoàn kết và phát huy nhân tố tích cực, xây dựng nòng cốt ưu tú, giới thiệu quần chúng ưu tú cho Đảng.

100% CĐV không sinh con thứ 3

– 100% công đoàn viên cam kết đoàn kết nội bộ, không vi phạm đạo đức nhà giáo, không gây bè phái cục bộ (giao cho đ/c Hoan làm cam kết). Nếu vi phạm làm bản kiểm điểm lưu HS.

– 100% CĐV nghỉ ốm đau ( có giấy của bệnh viện), và có xin phép, thai sản, hiếu, hỉ theo luật lao động ( hưởng chế độ bảo hiểm) nếu bệnh nặng huy động sự giúp đỡ và được sự nhất trí cao của CĐV trong toàn trường.

– 100% CĐV khi vi phạm phải làm bản kiểm điểm .

– 100% CĐV tham gia khi gia đình đồng nghiệp có việc hiếu

– Vận động chị em nuôi dạy con ngoan gia đình văn hoá

– Quan tâm và nắm bắt tình hình CB- GV-NV trong trường, để kịp thời thăm hỏi những chị em khi bị đau ốm, hay gặp hoạn nạn, khó khăn.

– Tích cực tham gia mọi HĐ trong nhà trường, cũng như các cấp phát động. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt” duy trì sinh hoạt đều đặn.

– Tích cực vận động đoàn viên công đoàn tham gia công tác HĐộng xã hội, CT từ thiện mà các cấp phát động .

– Duy trì quỹ giúp nhau làm kinh tế GĐ

– Thực hiện nếp sống văn minh, sinh đẻ có kế hoạch, nuôi dạy con ngoan, học giỏi

– Kết hợp với nhà trường tổ chức các ngày lễ lớn trong năm

– Kết hợp với nhà trường xét duyệt chế độ nâng lương, hết tập sự, cho CB,GV,CNV.

* Công tác đoàn thanh niên :                                                                 

– Luôn đi đầu trong mọi HĐ của nhà trường, đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt”

– Xây dựng nòng cốt ưu tú, giới thiệu quần chúng ưu tú cho Đảng.

– Sinh hoạt thường kỳ

* Công tác thanh kiểm tra

– Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, công tác tự kiểm tra nội bộ, kiểm tra chuyên đề…Kiểm tra về chất lượng nuôi dưỡng, kiểm tra theo chuyên đề về công tác chuyên môn, nghiệp vụ, các cuộc vận động, phong trào thi đua.

– Đẩy mạnh  hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát bằng nhiều hình thức (báo trước, định kỳ, đột xuất .Chủ yếu là đột xuất) vào việc thực hiện các qui định, qui chế về chuyên môn nghiệp vụ chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường

– Làm tốt công tác thi đua trong nhà trường. Xếp loại thi đua hàng tháng, cuối kỳ, cuối năm

Kiểm tra hồ sơ giáo án của GV hàng tháng

KT mọi hoạt động của GV – NV bằng nhiều hình thức: báo trước, định  kỳ, đột xuất.Chủ yếu là kiểm tra đột xuất về giờ dạy, giáo án, giờ giấc ra vào lớp, đồ dùng dạy học…

Kiểm tra nội bộ GV

Kiểm tra nhà bếp khi nhận hàng và khi chế biến thực phẩm

Kiểm tra bữa ăn trên lớp của trẻ

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trang bị các phần mềm hỗ trợ cho công tác quản lý.

Sau mỗi lần kiểm tra phải rút ra những ưu, khuyết điểm để chấn chỉnh và uốn nắn kịp thời.                                       .  

* Chỉ đạo công tác sinh hoạt :

Họp hội đồng ,CM ,CĐ. 1 tháng 1lần vào đầu tháng (họp vào chiều thứ 6 tuần 1 của tháng ) thứ 7 Đoàn thanh niên sinh từng tháng

Thao giảng, mở chuyên đề tổ chức vào trong tuần, bố trí thời gian hợp lý để tất cả GV đều được dự.

Công tác tổ chức :

Tổ chức khai giảng năm học mới

T/C cho HS và con GV, CNV vui tết trung thu

T/C họp phụ huynh toàn trường

T/C hội nghị hội cha mẹ phụ huynh mở rộng

T/C hội nghị CNVC dự kiến vào ngày 29/9/2017

T/C đại hội đoàn thanh niên

T/C tham gia dự thi bé khỏe măng non, thi 3 cấp

T/C mở chuyên đề

T/C cho GV dự thi GV dạy giỏi cấp trường,huyện, tỉnh

T/C cho CB-GV-NV tham gia các hội thi chào mừng các ngày lễ lớn trong năm

T/C toạ đàm các ngày lễ lớn : 20/10; 20/11; 08/03 …

T/C khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ theo lịch của trạm y tế

T/C cho CB-GV-CNV đón tết cổ truyền

T/C cho GV-CNV giao lưu văn nghệ tại địa phương mừng Đảng, mừng xuân mới

T/C tổng kết năm học .

* Công tác dân chủ hoá trong nhà trường

– Công khai về hoạt động giáo dục trong nhà trường…

– Công  khai về tài chính, công tác thi đua khen thưởng…mọi hoạt động khác

– Nhà trường tổ chức cho toàn thể CB-GV-NV học tập các văn bản về dân chủ hoá trong nhà trường, quy chế dân chủ trong nhà trường, quy chế thu –chi theo văn bản của Bộ tài chính về ngân sách nhà nước cũng như các loại quỹ hội cùng nhau thảo luận đóng góp ý kiến và thống nhất, đưa ra buổi họp phụ huynh lấy ý kiến khi phụ huynh nhất trí  từ 80% trở lên thì mới thu

– Luôn công khai  thu- chi các loại quỹ hội cũng như  ngân sách trong hội đồng nhà trường .

– BGH luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của chị em, nhất là qua hội nghị công nhân viên chức đầu năm học và các buổi họp hội đồng hàng tháng. Mọi chủ trương, biện pháp đều đưa ra tập thể bàn bạc đóng góp ý kiến và thực hiện .

– Nhà trường luôn chú trọng công tác dân chủ. Nhưng dân chủ phải đảm bảo tính tập trung và phải có lãnh đạo .

*  Công tác thi đua khen thưởng : ( Dự kiến )

+ Tập thể:

Chi bộ trong sạch vững mạnh

– Đơn vị : Trường lao động tiên tiến cấp huyện

– Công đoàn : Vững mạnh

– Chi đoàn    : Vững mạnh

– Tổ chuyên môn : Xuất sắc

– Lớp tiên tiến : 3 – 4 lớp

Lao động giỏi các cấp :

+ Cá nhân:                                                                 

– Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh :1 đ/c

– Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 1 – 2 đ/c

– Lao động tiên tiến : 3 đ/c

– Khen cấp huyện: 3 đ/c

– Lao động giỏi cấp trường:  2 đ/c

– Giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh: 3- 4 đ/c

* Biện pháp thực hiện :

– Thành lập hội đồng thi đua gồm : HT + HP + CM+ CĐ + BTĐTN

– Hàng tháng họp hội đồng và xếp loại thi đua từng tháng có ký xác nhận

– Giao cho phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn vào sổ theo dõi mọi HĐ của CB-GV-NV hàng ngày, dựa vào đó để xếp loại

– Hàng tháng tổ chuyên môn họp riêng mỗi cá nhân tự nhận xét, XL sau đó hội đồng thi đua xem xét và công nhận.

– GV có tiết thao giảng đạt loại trung bình, hoặc chưa hoàn thành công việc được giao thì tháng đó không được xếp loại A

– GV lên lớp không soạn bài, không chuẩn bị đồ dùng, không đảm bảo giờ giấc ra vào lớp, sinh hoạt CM. (vi phạm quy chế CM nặng), viết SKKN lấy trên mạng, làm, nộp các loại báo cáo quá thời gian quy định thì cắt thi đua cuối năm.

  1. 8. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa và hội nhập quốc tế

– Tiếp tục huy động các mạnh thường quân đầu tư nguồn lực để phát triển nhà trường phấn đầu đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 1.

– Động viên, khuyến khích giáo viên tích cực tự học, tự nghiên cứu, học hỏi áp dụng phương pháp giáo dục tiên tiến vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường và địa phương.

  1. Công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non

– Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về GDMN, tăng cường công tác phổ biến và hướng dẫn giáo viên thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về GDMN; phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng bằng nhiều hình thức phù hợp; huy động các nguồn lực đầu tư cho GDMN, đáp ứng nhu cầu phổ cập GDMNTNT và phát triển GDMN của địa phương.

– Phối hợp với trung tâm học tập cộng đồng tổ chức tuyên truyền về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm tạo sự thống nhất, đồng thuận, của cha mẹ trẻ và cộng đồng với nhà trường.

* Công tác phối kết hợp với hội cha mẹ HS:

– Làm tốt công tác tuyên truyền, luôn phối kết hợp chặt chẽ giữa mọi HĐ của nhà trường với các bậc phụ huynh để cùng nhau có biện pháp GD trẻ, để trẻ phát triển một cách toàn diện .

– Vận động phụ huynh tích cực tham gia vào công tác xã hội hoá GD, để nhà trường ngày một khang trang hơn, tiến bộ hơn.

– Hình thức tuyên truyền như : kết hợp vào các buổi họp phụ huynh, loa đài, giờ đón trẻ và trả trẻ

* Những khoản tiền phụ huynh tự nguyện đóng góp:

– BGH nhà trường cung cấp cho hội trưởng HCMHS các công văn về thu- chi các khoản đóng góp của HS (chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 7/8/2017 về việc chấn chỉnh công tác thu, sử dụng các khoản đóng góp tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; CV số 1507/UBND Huyện ngày 7/8/2013) để hội trưởng nắm được và tổ chức các cuộc họp lớp và hội nghị lấy ý kiến thống nhất rồi tiếp tục triển khai đến từng lớp để phụ huynh thu.

– Việc thu- chi BCH hội tự thu- chi, BGH nhà trường chỉ giám sát việc thu chi quỹ hội.

III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

– Các tổ chức trong nhà trường bám sát vào kế hoạch năm, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiên

– Các bộ phận được phân công phụ trách công việc thực hiện nghiêm túc.

– Toàn thể CB-GV-NV thực hiện.

Trên đây là kế hoạch năm học 2017- 2018, được hội đồng nhà trường thảo luận và đi đến thống nhất để cùng nhau phấn đấu và thực hiện. Mong các cấp lãnh đạo xem xét tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường để nhà trường hoàn thành nhiệm vụ năm học.

         

Nơi nhận:                                                                                                 HIỆUTRƯỞNG   

     – Phòng GD-ĐT(bộ phận MN) phê duyệt;

–  Phó HT, CTCĐ, TTCM,GV,NV; dể thực hiện

–  Lưu VP;
                                                                                                   Lê Thị Thoa
                                                                                       

DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC

 

 

 

                                                                                 

PHÒNG GD&ĐT H.CƯ JÚT                       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MG HỌA MI                                    Độc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc

Số: … /MGHM                                              Nam Dong, ngày 02 tháng 10 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2017 – 2018

                                                           

Căn cứ vào hướng dẫn số 132/ PGDĐT-MN ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Phòng giáo dục huyện Cư Jút về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2017 – 2018.

Căn cứ vào nghị quyết của Đảng ủy, của chi bộ, trường Mẫu giáo Họa Mi xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 như sau:

I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

  1. Tình hình đội ngũ

– Tổng số cán bộ giáo viên công nhân viên: 17.

Trong đó:

+ Cán bộ quản lý: 3/3 nữ – Trình độ chuyên môn: ĐH 03

+ Giáo viên: 10/10 nữ – Trình độ chuyên môn: ĐH 04, CĐ 06.

+ Công nhân viên: 1/4 nữ -Trình độ chuyên môn: CĐ 01; TC 01; Bảo vệ 02

+ Đảng viên: 5/7 nữ, trong đó: CBQL 03, GV 02. NV 02.

  1. Tình hình cơ sở vật chất

+ Có 08 phòng học trong đó 06 phòng học kiên có và 02 phòng học bán kiên cố.

+ Có 8/8 lớp có công trình vệ sinh khép kín.

+ Có 1/4 sân chơi có đồ chơi ngoài trời.

+ Các trang thiết bị đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ.

  1. Quy mô trường lớp, học sinh.

+ Lớp lá: 03 lớp, trong đó có 01 lớp đơn và 2 lớp ghép 3 độ tuổi tại ở hai thôn đó là Thôn 9 và Thôn Tân Bình.

+ Lớp chồi: 02 lớp, trong đó có 01 lớp đơn và 01 lớp ghép 2 độ tuổi ở thôn 7.

+ Lớp mầm: 01 lớp

– Năm học 2017 – 2018, Tổng số cháu toàn trường 178 cháu vượt chỉ tiêu kế hoạch giao là: 04 cháu.

a)Thuận lợi

– Được sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cư Jút, Đảng ủy, HĐND – UBND cùng các ban ngành đoàn thể tạo mọi điều kiện cho trường hoạt động…

– Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên trẻ, nhiệt tình, có năng lực chuyên môn, thực sự yêu nghề mến trẻ. 100% đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.

– Tập thể sư phạm đoàn kết và có sự nhiệt tình tích cực, có ý thức trách nhiệm, tận tuỵ với công việc.

– Cơ sở vật chất đảm bảo cho việc chăm sóc giáo dục cháu của nhà trường.

– Phụ huynh rất quan tâm đến công tác chăm sóc nuôi dạy cháu của nhà trường. Vì vậy số trẻ gửi bán trú ngày càng tăng, đến nay trẻ bán trú đạt 100%.

  1. b) Khó khăn

+ Về cơ sở vật chất:

– Ngân sách địa phương hạn hẹp vì thế việc đầu tư cơ sở vật chất chưa được hoàn thiện. Đời sống phụ huynh còn dựa vào nông nghiệp là chính nên còn khó khăn trong việc vận động xã hội hóa giáo dục.

– Đường xá đi lại ở 1 số điểm lẻ xa và rất khó đi, nhất là vào mùa mưa, học sinh ăn tại trường nhưng chưa xây dựng được bếp 1 chiều và chưa có giếng nước để sinh hoạt phải đi mua nước của dân.

– Điểm trường ở thôn; đồ dùng đồ chơi ngoài trời, cây xanh cho bóng mát còn ít, do đó ảnh hưởng đến quá trình dạy và học của giáo viên, học sinh.

– Lớp ăn bán trú ở thôn chưa có bếp ăn riêng, nên phải vận chuyển thức ăn từ điểm chính.

+ Trang thiết bị dạy học và chuyên môn

– Đồ dùng cho trẻ trong việc nuôi dưỡng, giáo dục còn thiếu như: Một số thiết bị phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế như máy quay chụp, máy chiếu projector…
– Nhà trường chưa có máy chiếu sử dụng trong giáo án điện tử.

– Đồ dùng, đồ chơi trong lớp, tài liệu cho GV còn hạn chế.

+ Về học sinh :

– Đa số các cháu ở điểm lẻ đều phải học chương trình lớp ghép 2,3 độ tuổi.

+  Đối với CB – Giáo viên – Nhân viên :

– Nhà trường chưa có nhân viên cấp dưỡng nhà trường phải hợp đồng trả lương bằng nguồn thu của phụ huynh)

– Hội đồng nhà trường 83,3% là nữ. Giáo viên 100% là nữ theo thông tư số 48 GV dạy 1 ngày 6 tiếng 2 tiếng làm theo sự phân công của hiệu trưởng quy đổi thành 8 giờ 1 ngày.

II/ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2017 – 2018:

A/ Nhiệm vụ chung:

Tiếp tục thực hiện các phong trào thi đua của ngành. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05/CT-TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Tăng cường CSVC phấn đấu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1.

Thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong trong trường. Tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN, đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”. Nâng cao chất lượng tổ chức bữa ăn bán trú cho trẻ. Tăng cường tiếng việt, quan tâm đến trẻ khuyết tật và hòa nhập.

Tăng cường nguồn lực, duy trì các điều kiện, tiêu chuẩn cho phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.

Tiếp tục đổi mới công tác quản lý theo hướng phân cấp, hiệu quả; nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ban, ngành trong quản lý giáo dục mầm non, tăng cường tính tự chủ của trường.

Tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ và yêu cầu thực hiện chương trình GDMN

Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục theo hướng phát triển năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục mầm non.

Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục mầm non. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục.

B/ NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA NĂM HỌC :

1.Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua

* Tư tưởng chính trị       

1.1.Các chỉ tiêu cụ thể

– 100% CB, GV, NV thực hiện tốt việc các cuộc vận động và các phong trào thi đua.

– 100% lớp, đảm bảo môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, thân thiện, an toàn

1.2. Biện pháp thực hiện

– Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05- CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh  gắn với phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, đưa các nội dung của cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thành các hoạt động thường xuyên, tự giác trong trường. Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục học tập và sáng tạo; ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.

– Đẩy mạnh các giải pháp xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp; có đủ nhà vệ sinh, bảo đảm sạch sẽ cho trẻ và giáo viên. Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống lồng ghép vào các hoạt động giáo dục. Tổ chức các trò chơi dân gian, hát dân ca, nghe hát Quốc ca.

-Tiếp tục tăng cường các hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ (trải nghiệm, khám phá, tham quan dã ngoại…) phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.

– Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra sát với yêu cầu, nội dung của cuộc vận động và phong trào thi đua, theo kế hoạch đề ra. Tổ chức sơ kết, tổng kết, tuyên dương người tốt việc tốt, nhân rộng điển hình tiên tiến trong đơn vị.

  1. Phát triển mạng lưới trường, lớp

2.1. Các chỉ tiêu cụ thể

– Huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp:  178

Trong đó  + Trẻ ở xã học tại địa bàn xã: 178

+ Trẻ ở xã học tại địa bàn khác: 34

+ Trẻ từ nơi khác đến học trái tuyến: 7

+ Trẻ ra lớp tại trường so với chỉ tiêu giao: 178/175, tỷ lệ 102 %

– Huy động trẻ 5 tuổi tại địa phương ra lớp: 55/55 tỷ lệ : 100%

Trong đó: + Trẻ 5 tuổi ra lớp tại trường: 55/ 21 nữ.

+ Trẻ 5 tuổi của xã học trái tuyến tại địa bàn khác: 4/4 nữ

– Số trẻ bán trú: 178/178, tỷ lệ : 100 %

2.2. Biện pháp thực hiện

– Trường tiếp thu và triển khai nhiệm vụ năm học của ngành, của trường đến tận 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên.

– Điều tra và nắm chắc trẻ trong độ tuổi mẫu giáo, nhất là cháu 5 tuổi. Phối hợp các ban ngành, đoàn thể trong địa phương để vận động trẻ ra lớp.

– Tổ chức tốt các ngày lễ trong năm như ngày hội bé đến trường, Tết trung thu, ngày Tết cổ truyền, Ngày lễ ra trường…

– Quản lý đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, làm tốt công tác chăm sóc giáo dục để tạo niềm tin cho phụ huynh.

– Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ miễn giảm cho các trẻ em có hoàn cảnh gia đình khó khăn để trẻ có điều kiện đến lớp, chế độ hỗ trợ ăn trưa cho trẻ 5 tuổi và trẻ 3 – 4 tuổi.

– Tổ chức tốt công tác bán trú để huy động thêm trẻ ở lại ăn trưa.

– Trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao số lượng lớp, số trẻ, nhà trường tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học để huy động trẻ ra lớp nhằm tăng tỷ lệ trẻ đến trường.

– Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục tranh thủ các nguồn hỗ trợ xây dựng điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất để thu hút trẻ ra lớp.

  1. Củng cố nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi

3.1. Các chỉ tiêu cụ thể

– 100% lớp mẫu giáo 5 tuổi, 80% đối với các lớp dưới 5 tuổi có đầy đủ thiết bị dạy học tối thiểu, đồ dùng, đồ chơi, phần mềm ứng dụng CNTT, máy tính.

– Phấn đấu tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường: trẻ 3-5 tuổi  55 – 60%, riêng trẻ 5 tuổi 100%.

– 100% cháu lớp 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN.

3.2. Biện pháp thực hiện

– Thực hiện tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo để tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quan tâm của cấp Uỷ đảng và chính quyền địa phương.

– Thực hiện kinh phí hỗ trợ về học phí, chi phí học tập, tiền ăn trưa cho các cháu ra lớp tại trường theo quy định của Nhà nuớc.

– Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động toàn dân cùng tham gia công tác PCGDMNTNT. Kết hợp với các tổ chức trên địa bàn xã tuyên truyền vận động ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, vận động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%. Duy trì các lớp học, đảm bảo sĩ số học sinh, không có học sinh bỏ học.

– Thực hiện xã hội hóa giáo dục, vận động toàn dân cùng tham gia đóng góp về vật chất, công sức cũng như tinh thần cho công tác PCGDMNTNT.

– Tiếp tục bồi dưỡng giáo viên, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tin học, ngọai ngữ. Tiếp tục chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động cho trẻ.

– Trang bị thêm các trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, phong phú.

– Có nhiều hình thức đổi mới trong công tác quản lý. Phát huy tính dân chủ và phát động phong trào thi đua sôi nổi trong nhà trường để làm động lực thúc đẩy cán bộ, giáo viên, nhân viên cố gắng, nổ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong đó có nhiệm vụ hàng đầu là PCGDMNTNT.

  1. Nâng cao chất lượng hoạt động chăm sócgiáo dục trẻ

 4.1. Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non

– Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đến toàn thể CBQL, GVMN nội dung sửa đổi, bổ sung của chương trình GDMN ban hành kèm theo thông tư số 28/2016/BGDĐT

– Tăng cường đầu tư trang thiết bị tối thiểu, đồ dùng, đồ chơi đảm bảo tương đối đầy đủ để thực hiện tốt chương trình.

– Tiếp tục tổ chức có hiệu quả việc thực hiện đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Tổ chức môi trường giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động vui chơi, khám phá, trãi nghiệm, sáng tạo theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi” phù hợp với độ tuổi; áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực vào việc tổ chức hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ.

– Đẩy mạnh tích hợp, chú trọng giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển
kỹ năng sống, hiểu biết xã hội phù hợp với độ tuổi của trẻ bằng cách tăng cường
tổ chức các hoạt động dạy kỹ năng sống cho trẻ thông qua nhiều hoạt động gần gũi phù hợp với trẻ trong đó cần tăng cường tổ chức hoạt động giao lưu giữa phụ huynh và các cháu vào cuối chủ đề; giao lưu giữa các nhóm lớp trong trường nhân các ngày hội, ngày lễ; giao lưu giữa các trường trong cụm,…

– Bổ sung khu vườn cổ tích, khu phát triển thể chất, khu khám phá trãi nghiệm. Chú trọng các nội dung quan sát, khám khá, tổ chức các trò chơi vận động ngoài trời trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời giúp trẻ phát huy tính tích cực hoạt động.

– Tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”; tuyên truyền phổ biến tầm quan trọng của giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non tới phụ huynh và cộng đồng; xây dựng môi trường hoạt động, chọn lớp lá 1 làm điểm, chỉ đạo các giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục vận động vào hoạt động vui chơi và các hoạt động giáo dục khác, tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề.

– Nâng cao hiệu quả việc sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi theo
đúng mục đích ban hành quy định tại Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22
tháng 7 năm 2010 của Bộ GD&ĐT và nhân rộng điển hình trong việc sử dụng Bộ
chuẩn hỗ trợ thực hiện Chương trình GDMN nhằm nâng cao chất lượng chăm
sóc giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1; đồng thời tuyên
truyền, hướng dẫn nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ và cộng đồng về sự phát triển của trẻ em nhằm tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

– Tăng cường các biện pháp chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số (DTTS). Đảm bảo tất cả trẻ mẫu giáo DTTS được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1.

– Tiếp tục lồng ghép, thực hiện hiệu quả các nội dung giáo dục tích hợp
trong thực hiện Chương trình GDMN: giáo dục an toàn giao thông; giáo dục bảo
vệ môi trường; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; giáo dục bảo vệ
tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và
phòng chống thảm họa thiên tai đảm bảo phù hợp với điều kiện vùng miền và đối
tượng trẻ, nhằm giúp trẻ sống thân thiện với môi trường và có những thói quen,
hành vi phù hợp để góp phần giảm thiểu thảm họa thiên tai, tự bảo vệ bản thân
trong những trường hợp khẩn cấp.

– Bộ phận chuyên môn có kế hoạch tổ chức, bồi dưỡng các chuyên đề cho giáo viên nhằm giúp giáo viên nắm bắt chương trình kỹ hơn và thực hiện tốt hơn trong công tác chăm sóc nuôi dạy cháu của mình.

– Ban giám hiệu đề ra kế hoạch kiểm tra nội bộ để dự giờ, đánh giá, rút kinh nghiệm cho giáo viên nhằm đưa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường ngày càng đi lên.

  1. Các chỉ tiêu cụ thể

– 6/6 nhóm lớp tiếp tục thực hiện chương tình GDMN do Bộ quy định.

– 3 lớp 5 tuổi thực hiện tốt bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tạo nền tảng vững chắc cho trẻ bước vào lớp 1, hoàn thành công tác phổ cập.

– Không ép trẻ tập đọc, tô, viết, học trước chương trình lớp 1.

– 100% trẻ đến lớp có đủ đồ dùng cá nhân, đồ chơi, thiết bị giáo dục tối thiểu.
– Tỷ lệ chuyên cần đạt : 90- 95%

– Duy trì sĩ số đạt : 95- 96 %

– 100% trẻ được đánh giá theo 5 lĩnh vực phát triển. Riêng trẻ 5 tuổi đánh giá thêm theo bộ chuẩn phát triển theo quy định của Bộ GD&ĐT 4 chuẩn với 120 chỉ số

– Phát triển thể chất: Đạt 98 %  trở lên

– Phát triển nhận thức: Đạt 95% trở lên

– Phát triển ngôn ngữ: Đạt 92 trở lên

– Phát triển tình  cảm xã hội:  Đạt 98% trở lên

– Phát triển thẩm mỹ: Đạt 98% trở lên

– Khảo sát trẻ toàn trường cuối năm đạt theo các tiêu chí 45% cháu đạt bé chăm ngoan, 55% cháu đạt bé ngoan.

– Dạy thay giáo viên 2 giờ/tuần đối với hiệu trưởng, 4 giờ/tuần đối với phó HT.
– Khuyến khích giáo viên tham gia dự thi Giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện, thi làm đồ dùng đồ chơi. Phấn đấu có 50% giáo viên giỏi cấp trường, 4 – 5 giáo viên đạt cấp huyện mỗi lớp có trên 20 đồ dùng đồ chơi tự làm/năm.

  1. Biện pháp thực hiện

– Tổ chức cho 100% CB, GV, NV được tập huấn, bồi dưỡng nội dung sủa đổi, bổ sung của chương trình GDMN ban hành kèm theo thông tư 28/2016

– Quán triệt, chỉ đạo, hướng dẫn 100% CB, GV, NV và tổ chuyên môn có đầy đủ hồ sơ theo quy định đảm bảo chất lượng.

– 100% CB, GV, NV thực hiện tốt quy chế chuyên môn, kỷ luật lao động trong nhà trường.

– Tiếp thu và triển khai đầy đủ các nội dung chuyên đề.

– Tổ chức đăng ký viết SKKN, hoạt động tốt, tham gia thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
– Tổ chức các hội thi do các cấp phát động.

-Tổ chức các lễ hội: – Ngày vui của bé; Vui tết trung thu; Lễ hội mừng xuân; Lễ hội 1/6 vui tết thiếu nhi

– Được chơi trò chơi dân gian, những bài ca dao đồng dao những bài hát dân ca phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo nội dung thân thiện trường học

4.2.Công tác kiểm định chất lượng giáo dục mầm non và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

– Tiếp tục hoàn thành tự đánh giá chất lượng giáo dục trường MN, làm cơ sở đánh giá ngoài theo thông tư số 07/2011/TT-BGDDT ngày 17/02/2011 ban hành quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GDMN và thông tư số 45/2011/TT-BGD&ĐT ngày 11/10/2011về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng trường MN

– Thành lập hội đồng tự đánh giá,

– Phân công các tổ chức thực hiện công tác kiểm định theo nhóm

– Thu thập thông tin minh chứng và sử lý minh chứng

– Hoàn thành báo cáo tự đánh giá

– Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác KĐCLGD, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện KĐCLGD.

– Rà soát, đánh giá các tiêu chuẩn trong trường học theo yêu cầu trường chuẩn quốc gia.

– Phấn đấu trong năm học 2017 – 2018 trường được công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

– Cập nhật phần mềm

Tham gia các lớp tập huấn do các cấp tổ chức

4.3. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ

– Quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, cha mẹ trẻ trong công tác đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ.

– Thực hiện nghiêm túc nghị định số 80/2017/NĐ – CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường.

– Quán triệt và thực hiện nghiêm túc nội dung chỉ thị số 505/CT – BGDĐT ngày 20/02/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong trường học.

– Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ trong trường mầm non.

-Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong trường mầm non.

– Thường xuyên kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi kịp thời phát hiện, chỉ đạo khắc phục những yếu tố nguy cơ gây mất an toàn để đảm bảo an toàn cho trẻ.

  1. Các chỉ tiêu cụ thể

– 100% trẻ được đảm bảo an toàn, không xảy ra tai nạn thương tích trong trường học.

– 100% số nhóm lớp có góc tuyên truyền tại lớp đa dạng và phong phú về  nội dung hình thức.

– 100% giáo viên không được la mắng, đánh trẻ.

– 100% lớp học được trang bị và tự làm thêm đồ dùng, đồ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ.

  1. b) Biện pháp thực hiện

– Thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây nguy hiểm trong và ngoài lớp học.

– Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học an toàn,cónhững biện pháp sửa chữa, nâng cấp một số khu vực có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Giáo viên luôn giám sát trẻ mọi lúc, mọi nơi,đồng thời giúp trẻ nhận biết được một số nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân và biết cách phòng tránh.

– Đón, trả trẻ từ tay phụ huynh, tuyệt đối không trả trẻ cho người lạ mặt.

– Cán bộ y tế trường học, giáo viên tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ,biết cách xử lý kịp thời các tai nạn không may xảy đến với trẻ.

– Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh.Giáo viên phối hợp với phụ huynh là việc làm rất cần thiết tạo cho trẻ một môi trường an toàn về sức khỏe, tâm lí và thân thiện.

4.4. Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ

– Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe tại các nhóm lớp, bếp ăn.

–  Bảo đảm an toàn tuyệt đối, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 100%.

–  Đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện tốt việc chế biến và lưu mẫu thực phẩm đầy đủ. Sử dụng và sắp xếp đồ dùng nhà bếp gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo theo quy trình bếp một chiều.

– Trẻ được cân đo khám sức khoẻ định kỳ và theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng

– Giảm tỷ lệ cháu nhẹ cân, thấp còi so với đầu năm học.

– Thực hiện tốt công tác tuyên truyền ở các lớp và ở nhà trường.

– Rèn cho cháu các kỹ năng làm đúng thao tác vệ sinh: Lau mặt, rửa tay bằng xà phòng, chải đầu. các cháu bán trú biết đánh răng sau khi ăn cơm.

– Phối hợp với ngành Y tế khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 2 lần/năm, thực hiện tốt chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi – Rubella cho trẻ em; có các biện pháp phòng chống các dịch bệnh cho trẻ em trong trường học. Thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT – BYT – BGDĐT ngày 12/5/2016c của Bộ y tế và Bộ GDĐT quy định về công tác y tế trường học.

  1. Các chỉ tiêu cụ thể

– 100% trẻ ăn bán trú tại trường. Mức ăn 13.000đ/ ngày

– 100% cháu được đảm bảo an toàn, không xảy ra dịch bệnh ngộ độc thức ăn và tai nạn.

– 100% trẻ được cân đo, theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng, khám sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm.

– 100% số nhóm lớp có góc tuyên truyền tại lớp đa dạng và phong phú về  nội dung hình thức.

– Trên 82% trẻ đạt Bé khỏe, bé ngoan

– Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi xuống dưới 8%, suy dinh dưỡng cân nặng dưới 6%.

  1. Biện pháp thực hiện

– Quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn, công tác vệ sinh ATTP, chỉ đạo tốt việc tính khẩu phần ăn cho trẻ theo khung chương trình GDMN do Bộ GD-ĐT ban hành, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mầm non tại trường.

– Mua đầy đủ đồ dùng cá nhân trẻ.

– Giáo viên thực hiện đúng lịch giặt khăn, luộc khăn theo ngày, chăn gối theo tuần; vệ sinh nhóm lớp sau mỗi ngày đảm bảo phòng học sạch, thoáng mát, đủ ánh sáng.

– Vệ sinh phòng bếp, rửa đồ dùng bán trú thường xuyên, mua đầy đủ ca, cốc, bát, thìa bằng inox.

– Dụng cụ đựng, chế biến thực phẩm sống và chín riêng biệt.
– Thành lập BCĐ công tác y tế trường học, phối hợp với Trạm y tế tiêm phòng

Sởi và Rubenla cho trẻ trong độ tuổi học tại trường.

– Theo dõi phục hồi trẻ suy dinh dưỡng hàng tháng.

– Hồ sơ nhân viên y tế đầy đủ, cập nhật số liệu chính xác.

– Kiểm tra chất lượng, định lượng khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày.
– Hợp đồng thực phẩm đầu năm với những cơ sở sản xuất uy tín.

– Quy trình chế biến theo quy trình bếp một chiều, thay đổi món ăn theo mùa, trong tuần không lặp lại. Bếp ăn có giấy chứng nhận VSATTP.

– Chú trọng giáo dục trẻ kỹ năng vệ sinh cá nhân, kỹ năng sống, hình thành nề nếp, thói quen hành vi văn minh cho trẻ.

– Đầu năm tu sửa đồ chơi ngoài trời, đường điện nước, đảm bảo tất cả trẻ đều có đủ nước sinh hoạt.

– Tăng cường chỉ đạo phụ trách bán trú, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe tại các lớp, bếp ăn.

– Vận động phụ huynh tăng chế độ ăn của trẻ phù hợp với thực tiễn địa phương, đảm bảo việc tính khẩu phần ăn cho trẻ theo khung chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành. Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn  phù hợp với độ tuổi. Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo mùa. Quản lý chặt chẽ chất lượng, định lượng, khẩu phần ăn của trẻ. Hợp đồng thực phẩm chặt chẽ với các nhà cung cấp, lưu mẫu thức ăn và công khai tài chính về chế độ ăn của trẻ đầy đủ kịp thời đúng quy định.
– Phối hợp với ngành Y tế triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ em trong trường.

– Thực hiện Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT- BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 quy định về công tác y tế trường học. Phối hợp với ngành y tế triển khai các biện pháp phòng chống các dịch bệnh cho trẻ em trong trường.

– Chỉ đạo y tế học đường trường tổ chức  100 % trẻ được cân đo lập biểu đồ tăng trưởng, khám sức khỏe định kỳ. Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống béo phì. Tìm hiểu nguyên nhân và đề ra các giải pháp để phục hồi suy dinh dưỡng cho trẻ.

– Lên kế hoạch phòng chống một số bệnh do vi rút gây ra, dễ lây lan và gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ như bệnh tay-chân miệng, cúm, sốt xuất huyết…trong trường.
– Tiếp tục lồng  ghép nội dung giáo dục phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai vào các hoạt động giáo dục ở các lớp.

  1. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

– BGH tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo.Vận động hội cha mẹ học sinh theo công văn số 06/ CT- UBND ngày 17 tháng 8 năm 2017 Về việc chấn chỉnh công tác thu, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Để làm tốt công tác xã hội hoá GD:Xây dựng bếp một chiều, phòng chức năng ở trường chính, bếp ăn bán trú, làm nhà kho chứa đồ. Xin kinh phí mua sắm đồ dùng, đồ chơi… đáp ứng yêu cầu công tác chăm sóc và giáo dục trong trường mầm non.

– Rà soát, mua sắm, bổ sung tài liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi, đảm bảo điều kiện thực hiện Chương trình GDMN bằng ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác; Tổ chức thi đồ dùng ,đồ chơi tự làm và trao giải cho các cá nhân đạt thành tích cao

5.1. Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia:

– BGH làm tờ trình lên các cấp lãnh đạo xây dựng phòng hiệu bộ, phòng chức năng, bếp một chiều, giếng khoan để hướng đến trường chuẩn mức độ 1.

  1. Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và GVMN6.

6.1 Công tác phát triển số lượng đội ngũ cán bộ -CNV:

– Thực hiện theo thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT – BGDĐT – BNV ngày 16/3/2015 quy định danh mục về khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non.

– Tổng số CB-GV-NV là: 17 trong đó: BGH: 3 ;giáo viên 10; nhân viên 4, nhà trường hợp đồng 1 cấp dưỡng

– CBQL.GV tích cực tham gia các sinh hoạt tập thể, các chỉ thị, nghị quyết, của nghành, xã, huyện, tỉnh , đề ra .

– Thực hiện các qui định, quy chế chuyên môn nghiệp vụ chăm sóc GD trẻ trong nhà trường

– Tập huấn bồi dưỡng cho CBQL, GVMN kỹ năng, phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục, đặc biệt là việc chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số. Nâng cao năng lực thực hành tổ chức hoạt động giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Tổ chức tập huấn cho CBQL và giáo viên cốt cán về chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ; tập huấn hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ.

6.2 Công tác Bồi dưỡng thường xuyên

– Chỉ đạo bồi dưỡng thường xuyên giáo viên theo Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2011/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên (ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

– Thực hiện kế hoạch số 116/KH – PGDĐT- MN NGÀY 14/8/2017 của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Cư Jút V/v Kế hoạch BDTX Cho CBQL,GV mầm non năm học 2017-2018. Giảm tối đa hồ sơ sổ sách mang tính hình thức, tránh gây áp lực cho GV và CBQL.

– Nhà trường lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên ngay từ đầu năm học, từ đó chỉ đạo và triển khai cho giáo viên lên kế hoạch cá nhân căn cứ theo công văn, văn bản của các các cấp, kế hoạch của nhà trường để lập kế hoạch cụ thể và trình hiệu trưởng ký duyệt.

– Tăng cường công tác tự học qua mạng intenet, học theo nhóm, có lưu trữ hồ sơ trong quá trình học tập.

– Tăng số lượng CBQL, GVMN biết ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và chăm sóc, giáo dục trẻ, đáp ứng yêu cầu tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên và mô đun nâng cao bằng hình thức e-learning.

– Thực hiện thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT – BGDĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.

– Thực hiện tốt công tác quy hoạch, tích cực tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn,nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, tình thương, trách nhiệm của CBQL,GVMN đối với trẻ.

6.3. Công tác phát triển chất lượng đội ngũ GV

100% GV không vi phạm quy chế CM.

– 100% GV đảm bảo ngày giờ lên lớp theo quy định, 1 năm nghỉ không quá 9 ngày/1/người

– 100% GV không cắt xén hay đảo lôn CT

– 100% GV biết sử dụng vi tính

* Dự giờ : Đúng số tiết qui định ( Nếu vượt thì càng tốt)

– GV biên chế : 4 tiêt/ 1 tháng – 36 tiết trong 1năm

– GV mới  : 6 tiết / 1tháng – 54 tiết trong 1năm

– Những Gv dạy cả ngày không có tiết dự giờ, dạy chính vào buổi sáng ( CM theo dõi theo tháng)

GV lên kế hoạch dự giờ thực tế không dự khống, có chữ ký của GV dạy. Nếu GV dạy ký khống thì cắt thi đua và làm bản kiểm điểm

*Thao giảngđăng ký giờ dạy tốt,

– Mỗi GV 2 tiết thao giảng / 1năm – 1 tiết /học kỳ ;đăng ký giờ dạy tốt theo phong trào phát động.

– Tổ CM lên lịch, thi GVDG  cấp trường, khảo sát chất lượng đầu năm, thi viết SKKN hoặc NCĐTKH…

* Mở chuyên đề : Phó hiệu trưởng và tổ chuyên môn lên kế hoạch mở chuyên đề 2-3 CĐ/1 năm (HĐ ngoài trời….) kinh phí nhà trường hỗ trợ làm đồ dùng mà trường không có đồ dùng đó.

*  Đồ dùng :  100% GV lên lớp phải có đồ dùng trực quan. GV làm đồ dùng theo đề tài nhằm phục vụ cho bài dạy khi lên lớp .Chống dạy chay, làm đồ dùng dự thi khi các cấp phát động. 2bộ/1 năm/1 người

* Hồ sơgiáo án: 100% GV lên lớp phải có hồ sơ GA, không coppi bài soạn của nhau,Soạn giảng trước khi lên lớp 3 ngày, trình bày sạch sẽ, khoa học đẹp mắt, luôn hoàn thành hồ sơ giáo án để nhà trường kiểm tra hàng tháng.

* Kiểm tra nội bộ :

Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban KTNB. Số lượt kiểm tra 60% /1năm học.

* Kế hoạch bồi dưỡng CM cho GV:

– Bồi dưỡng cho GV dạy đạt loại trung bình lên loại khá; loại khá lên loại tốt .Tăng cường bồi dưỡng cho GV mới bằng hình thức dự giờ, thao giảng. Mở chuyên đề.

  1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục

7.1 Công tác quản lý giáo viên

– Chỉ đạo các giáo viên đổi mới đánh giá chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và đánh giá GVMN theo hướng phát triển năng lực GV, đặc biệt là năng lực thực hành tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp GVMN;

– Vào đầu tháng 8 họp hội đồng, chọn GV giỏi, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc, sáng tạo trong công tác giảng dạy bầu lên làm khối trưởng, Chịu trách nhiệm về chất lượng của công tác CM nghiệp vụ để nghiên cứu các chuyên đề, dạy mẫu giúp GV mới và GV còn yếu về CM học tập kinh nghiệm lẫn nhau

– Tham gia các lớp bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho CBQL và GV. Tích cực tham gia bồi dưỡng kiến thức, cập nhật và thực hiện những văn bản mới của BGD. Vận động GV-CNV tự nâng cao trình độ tin học để ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường

– Quản lý tốt các hệ thống tổ chức trong nhà trường: GV lên kế hoạch HĐ cho năm, tháng, cụ thể và sát với tình hình thực tế của nhà trường. Giao cho bộ phận chuyên môn lên kế hoạch bồi dưỡng cho GV, tổ chức hội thi GV dạy giỏi cấp trường và cấp huyện, tỉnh làm đồ dùng dạy học và đồ chơi cho trẻ khi lên lớp, tổ chức hội thi  đồ dùng cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh.

– Giao cho phó hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn đổi mới  phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giảng dạy. Dạy chương trình GDMN mới

– Thường xuyên nhắc nhở quy tắc ứng xử của CB-GV-NV trong nhà trường đối với mọi người. Tiếp thu thông tin, xử lý thông tin một cách chính xác và khách quan.

– Xây dựng quy chế CM để xếp loại hàng tháng, cuối kỳ, cuối năm

– BGH phân công nhiệm vụ cho từng tổ chức, đoàn thể trong nhà trường nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng và tự chịu trách nhiệm về công việc được giao, và làm cho mọi thành viên trong tổ chức hiểu được “Mình làm công việc đó thì phải chịu trách nhiệm trước ai”

7.2 Công tác quản lý nhân viên

* Công tác tài chính

– Thực hiện đúng các quy định về quản lý tài chính trong các cơ sở GDMN; các quy định tại Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/9/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về việc tài trợ cho các cơ sở giáo dục; Thực hiện chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 7/8/2017 về việc chấn chỉnh công tác thu, sử dụng các khoản đóng góp tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

– Nghiên cứu kỹ các công văn, quyết định của tài chính của BGDĐT, của UBND tỉnh Đăk Nông. Thu –chi đúng nguyên tắc tài chính về ngân sách cũng như quỹ hội cha mẹ HS, tích cực tham mưu cho hiệu trưởng, hội trưởng HCMHS. Luôn hoàn thành hồ sơ, sổ sách chứng từ của kế toán và thủ quỹ.

– Chỉ đạo bộ phận tài vụ phải nắm vững các nội dung của văn bản về tài chính, làm đúng các biểu mẫu theo quy định của phòng tài chính cấp trên, làm đúng, đủ và nộp kịp thời các loại báo cáo về tài chính

– Thanh toán mọi chế độ cho CB- GV- NV, học sinh đúng, đủ ,kịp thời

– Thường xuyên kiểm tra, sổ sách tài chính của kế toán, thủ quỹ, thu-chi lớp bán trú, khâu đi chợ, cách chế biến thực phẩm …chú trọng đến khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và đảm bảo an toàn cho trẻ.

* Công tác văn thư:

– Thường xuyên cập nhật thông tin trên email của trường để tiếp nhận thông tin, phân loại và sử lý thông tin, kịp thời báo cáo BGH, làm và lưu các loại công văn báo cáo đi-đến kịp thời không để chậm trễ hạn và sai xót. Làm tốt công tác văn phòng, và công tác tài vụ trong nhà trường, luôn hoàn thành công việc mà hiệu trưởng giao.

*  Bảo vệ :                                                                                                         

– Trực trường 24/ 24 và bảo vệ tốt tài sản của nhà trường, kiểm kê tài sản 1năm 2 lần, theo dõi tài sản vào sổ sách cụ thể theo từng phòng và cho GV dạy phòng đó ký vào ,để cùng nhau có trách nhiệm bảo vệ tài sản của nhà trường. Nếu để xảy ra mất tài sản nhà trường thì bảo vệ phải đền.

– Sửa chữa nhỏ và chăm sóc cây xanh, cây cảnh …và một số việc mà hiệu                                      trưởng phân công

* Công tác phát triển Đảng trong nhà trường:

– Nhà trường có chi bộ riêng với tổng số Đảng viên trong chi bộ có 07 đ/c, trong đó có 7 đ/c ĐV chính thức ; 0 đ/c ĐV dự bị,

– Phấn đấu trong năm học kết nạp 1-2 đảng viên

– Tổ chức cho ĐV viết bản thu hoạch, tự liên hệ phấn đấu rèn luyện Đảng viên, công chức.

– Tổ chức cho ĐV viết bản kiểm điểm phân tích chấm điểm đảng viên cuối năm 2017

– Chi bộ sinh hoạt thường kỳ, đóng Đảng phí đúng quy định.

* Công tác công đoàn:

– Quan tâm đến nghĩa vụ, quyền lợi của đội ngũ CNV, luôn gần gũi tìm hiểu nguyện vọng,  lắng nghe ý kiến và có hướng giúp đỡ động viên nhau thực hiện nghĩa vụ hoàn thành công việc .

– Chăm lo đời sống tinh thần vật chất đảm bảo lương, và mọi chế độ, quyền lợi của người lao động, tổ chức các hoạt động thi đua khen thưởng, biểu dương kịp thời, luôn tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái, đoàn kết và phát huy nhân tố tích cực, xây dựng nòng cốt ưu tú, giới thiệu quần chúng ưu tú cho Đảng.

100% CĐV không sinh con thứ 3

– 100% công đoàn viên cam kết đoàn kết nội bộ, không vi phạm đạo đức nhà giáo, không gây bè phái cục bộ (giao cho đ/c Hoan làm cam kết). Nếu vi phạm làm bản kiểm điểm lưu HS.

– 100% CĐV nghỉ ốm đau ( có giấy của bệnh viện), và có xin phép, thai sản, hiếu, hỉ theo luật lao động ( hưởng chế độ bảo hiểm) nếu bệnh nặng huy động sự giúp đỡ và được sự nhất trí cao của CĐV trong toàn trường.

– 100% CĐV khi vi phạm phải làm bản kiểm điểm .

– 100% CĐV tham gia khi gia đình đồng nghiệp có việc hiếu

– Vận động chị em nuôi dạy con ngoan gia đình văn hoá

– Quan tâm và nắm bắt tình hình CB- GV-NV trong trường, để kịp thời thăm hỏi những chị em khi bị đau ốm, hay gặp hoạn nạn, khó khăn.

– Tích cực tham gia mọi HĐ trong nhà trường, cũng như các cấp phát động. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt” duy trì sinh hoạt đều đặn.

– Tích cực vận động đoàn viên công đoàn tham gia công tác HĐộng xã hội, CT từ thiện mà các cấp phát động .

– Duy trì quỹ giúp nhau làm kinh tế GĐ

– Thực hiện nếp sống văn minh, sinh đẻ có kế hoạch, nuôi dạy con ngoan, học giỏi

– Kết hợp với nhà trường tổ chức các ngày lễ lớn trong năm

– Kết hợp với nhà trường xét duyệt chế độ nâng lương, hết tập sự, cho CB,GV,CNV.

* Công tác đoàn thanh niên :                                                                 

– Luôn đi đầu trong mọi HĐ của nhà trường, đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt”

– Xây dựng nòng cốt ưu tú, giới thiệu quần chúng ưu tú cho Đảng.

– Sinh hoạt thường kỳ

* Công tác thanh kiểm tra

– Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, công tác tự kiểm tra nội bộ, kiểm tra chuyên đề…Kiểm tra về chất lượng nuôi dưỡng, kiểm tra theo chuyên đề về công tác chuyên môn, nghiệp vụ, các cuộc vận động, phong trào thi đua.

– Đẩy mạnh  hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát bằng nhiều hình thức (báo trước, định kỳ, đột xuất .Chủ yếu là đột xuất) vào việc thực hiện các qui định, qui chế về chuyên môn nghiệp vụ chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường

– Làm tốt công tác thi đua trong nhà trường. Xếp loại thi đua hàng tháng, cuối kỳ, cuối năm

Kiểm tra hồ sơ giáo án của GV hàng tháng

KT mọi hoạt động của GV – NV bằng nhiều hình thức: báo trước, định  kỳ, đột xuất.Chủ yếu là kiểm tra đột xuất về giờ dạy, giáo án, giờ giấc ra vào lớp, đồ dùng dạy học…

Kiểm tra nội bộ GV

Kiểm tra nhà bếp khi nhận hàng và khi chế biến thực phẩm

Kiểm tra bữa ăn trên lớp của trẻ

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trang bị các phần mềm hỗ trợ cho công tác quản lý.

Sau mỗi lần kiểm tra phải rút ra những ưu, khuyết điểm để chấn chỉnh và uốn nắn kịp thời.                                       .  

* Chỉ đạo công tác sinh hoạt :

Họp hội đồng ,CM ,CĐ. 1 tháng 1lần vào đầu tháng (họp vào chiều thứ 6 tuần 1 của tháng ) thứ 7 Đoàn thanh niên sinh từng tháng

Thao giảng, mở chuyên đề tổ chức vào trong tuần, bố trí thời gian hợp lý để tất cả GV đều được dự.

Công tác tổ chức :

Tổ chức khai giảng năm học mới

T/C cho HS và con GV, CNV vui tết trung thu

T/C họp phụ huynh toàn trường

T/C hội nghị hội cha mẹ phụ huynh mở rộng

T/C hội nghị CNVC dự kiến vào ngày 29/9/2017

T/C đại hội đoàn thanh niên

T/C tham gia dự thi bé khỏe măng non, thi 3 cấp

T/C mở chuyên đề

T/C cho GV dự thi GV dạy giỏi cấp trường,huyện, tỉnh

T/C cho CB-GV-NV tham gia các hội thi chào mừng các ngày lễ lớn trong năm

T/C toạ đàm các ngày lễ lớn : 20/10; 20/11; 08/03 …

T/C khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ theo lịch của trạm y tế

T/C cho CB-GV-CNV đón tết cổ truyền

T/C cho GV-CNV giao lưu văn nghệ tại địa phương mừng Đảng, mừng xuân mới

T/C tổng kết năm học .

* Công tác dân chủ hoá trong nhà trường

– Công khai về hoạt động giáo dục trong nhà trường…

– Công  khai về tài chính, công tác thi đua khen thưởng…mọi hoạt động khác

– Nhà trường tổ chức cho toàn thể CB-GV-NV học tập các văn bản về dân chủ hoá trong nhà trường, quy chế dân chủ trong nhà trường, quy chế thu –chi theo văn bản của Bộ tài chính về ngân sách nhà nước cũng như các loại quỹ hội cùng nhau thảo luận đóng góp ý kiến và thống nhất, đưa ra buổi họp phụ huynh lấy ý kiến khi phụ huynh nhất trí  từ 80% trở lên thì mới thu

– Luôn công khai  thu- chi các loại quỹ hội cũng như  ngân sách trong hội đồng nhà trường .

– BGH luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của chị em, nhất là qua hội nghị công nhân viên chức đầu năm học và các buổi họp hội đồng hàng tháng. Mọi chủ trương, biện pháp đều đưa ra tập thể bàn bạc đóng góp ý kiến và thực hiện .

– Nhà trường luôn chú trọng công tác dân chủ. Nhưng dân chủ phải đảm bảo tính tập trung và phải có lãnh đạo .

*  Công tác thi đua khen thưởng : ( Dự kiến )

+ Tập thể:

Chi bộ trong sạch vững mạnh

– Đơn vị : Trường lao động tiên tiến cấp huyện

– Công đoàn : Vững mạnh

– Chi đoàn    : Vững mạnh

– Tổ chuyên môn : Xuất sắc

– Lớp tiên tiến : 3 – 4 lớp

Lao động giỏi các cấp :

+ Cá nhân:                                                                 

– Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh :1 đ/c

– Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 1 – 2 đ/c

– Lao động tiên tiến : 3 đ/c

– Khen cấp huyện: 3 đ/c

– Lao động giỏi cấp trường:  2 đ/c

– Giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh: 3- 4 đ/c

* Biện pháp thực hiện :

– Thành lập hội đồng thi đua gồm : HT + HP + CM+ CĐ + BTĐTN

– Hàng tháng họp hội đồng và xếp loại thi đua từng tháng có ký xác nhận

– Giao cho phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn vào sổ theo dõi mọi HĐ của CB-GV-NV hàng ngày, dựa vào đó để xếp loại

– Hàng tháng tổ chuyên môn họp riêng mỗi cá nhân tự nhận xét, XL sau đó hội đồng thi đua xem xét và công nhận.

– GV có tiết thao giảng đạt loại trung bình, hoặc chưa hoàn thành công việc được giao thì tháng đó không được xếp loại A

– GV lên lớp không soạn bài, không chuẩn bị đồ dùng, không đảm bảo giờ giấc ra vào lớp, sinh hoạt CM. (vi phạm quy chế CM nặng), viết SKKN lấy trên mạng, làm, nộp các loại báo cáo quá thời gian quy định thì cắt thi đua cuối năm.

  1. 8. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa và hội nhập quốc tế

– Tiếp tục huy động các mạnh thường quân đầu tư nguồn lực để phát triển nhà trường phấn đầu đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 1.

– Động viên, khuyến khích giáo viên tích cực tự học, tự nghiên cứu, học hỏi áp dụng phương pháp giáo dục tiên tiến vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường và địa phương.

  1. Công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non

– Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về GDMN, tăng cường công tác phổ biến và hướng dẫn giáo viên thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về GDMN; phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng bằng nhiều hình thức phù hợp; huy động các nguồn lực đầu tư cho GDMN, đáp ứng nhu cầu phổ cập GDMNTNT và phát triển GDMN của địa phương.

– Phối hợp với trung tâm học tập cộng đồng tổ chức tuyên truyền về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm tạo sự thống nhất, đồng thuận, của cha mẹ trẻ và cộng đồng với nhà trường.

* Công tác phối kết hợp với hội cha mẹ HS:

– Làm tốt công tác tuyên truyền, luôn phối kết hợp chặt chẽ giữa mọi HĐ của nhà trường với các bậc phụ huynh để cùng nhau có biện pháp GD trẻ, để trẻ phát triển một cách toàn diện .

– Vận động phụ huynh tích cực tham gia vào công tác xã hội hoá GD, để nhà trường ngày một khang trang hơn, tiến bộ hơn.

– Hình thức tuyên truyền như : kết hợp vào các buổi họp phụ huynh, loa đài, giờ đón trẻ và trả trẻ

* Những khoản tiền phụ huynh tự nguyện đóng góp:

– BGH nhà trường cung cấp cho hội trưởng HCMHS các công văn về thu- chi các khoản đóng góp của HS (chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 7/8/2017 về việc chấn chỉnh công tác thu, sử dụng các khoản đóng góp tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; CV số 1507/UBND Huyện ngày 7/8/2013) để hội trưởng nắm được và tổ chức các cuộc họp lớp và hội nghị lấy ý kiến thống nhất rồi tiếp tục triển khai đến từng lớp để phụ huynh thu.

– Việc thu- chi BCH hội tự thu- chi, BGH nhà trường chỉ giám sát việc thu chi quỹ hội.

III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

– Các tổ chức trong nhà trường bám sát vào kế hoạch năm, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiên

– Các bộ phận được phân công phụ trách công việc thực hiện nghiêm túc.

– Toàn thể CB-GV-NV thực hiện.

Trên đây là kế hoạch năm học 2017- 2018, được hội đồng nhà trường thảo luận và đi đến thống nhất để cùng nhau phấn đấu và thực hiện. Mong các cấp lãnh đạo xem xét tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường để nhà trường hoàn thành nhiệm vụ năm học.

         

Nơi nhận:                                                                                                 HIỆUTRƯỞNG   

     – Phòng GD-ĐT(bộ phận MN) phê duyệt;

–  Phó HT, CTCĐ, TTCM,GV,NV; dể thực hiện

–  Lưu VP;
                                                                                                   Lê Thị Thoa
                                                                                       

DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC