KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ
Người đăng: Ngày đăng: Lượt xem:
UBND HUYỆN CƯ JÚT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MG HỌA MI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /KH- KTNB Nam Dong, ngày 19 tháng 10 năm 2018
KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC
NĂM HỌC 2018– 2019
Căn cứ nghị định số 42/2013/NĐ –CP ngày 09/5/2013 của chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục; Thông tư số 39/2013/TT – BGDĐT ngày 05/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về thanh tra chuyên nghành trong lĩnh vực giáo dục; chỉ thị số 5972/CT – BGDĐT ngày 20/12/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác thanh tra giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Công văn số 3676/BGDĐT –TTr ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra năm học 2018-2019; công văn số 1730/SGDĐT – TTr ngày 10 tháng 9 năm 2018 của Sở giáo dục và đào tạo hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra, phối hợp thực hiện công tác thanh tra và công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo năm học 2018-2019;
Căn cứ vào kế hoạch số 137/KH-PGD&ĐT ngày 16 tháng 10 năm 2018 về kế hoạch hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục năm học 2018 – 2019;
Căn cứ kế hoạch số 02/KH- MGHM ngày 02/10/2018 về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2018 – 2019 của trường mẫu giáo Họa Mi;
Trường mẫu giáo Họa Mi xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ như sau:
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Mục đích
Kiểm tra nhằm phát hiện những vấn đề chưa hoàn thiện trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân.
Tìm ra những nhân tố tích cực để nhân rộng, phổ biến những kết quả, kinh nghiệm đã đạt được nhằm hoàn thành công việc tiết kiệm, hiệu quả nhất.
Phát hiện kịp thời những nội dung, những vấn đề còn hạn chế, sai sót và lệch lạc trong toàn bộ các mặt hoạt động của nhà trường, để kịp thời khắc phục sửa chữa uốn nắn nhằm tiếp tục đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục, giúp nhà trường hoàn thành nhiệm vụ năm học thực hiện tốt kế hoạch năm học, đảm bảo các mục tiêu trong các hoạt động giáo dục của nhà trường để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục một cách toàn diện.
2.Yêu cầu
Xem xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của từng cá nhân, bộ phận, tổ chuyên môn trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn được giao và đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật về mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục và các quy chế của ngành và của nhà trường.
Đánh giá đúng hoạt động của từng bộ phận, tổ chuyên môn và năng lực giảng dạy, làm việc của từng cá nhân CB-GV-NV, năng lực học tập, rèn luyện của từng học sinh, qua đó khẳng định những thành quả đạt được, đồng thời chỉ ra những những yếu kém, hạn chế và tư vấn các biện pháp điều chỉnh khắc phục
Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở những điều kiện sẵn có về cơ sở vật chất, đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ CB-GV-NV và học sinh.
Giúp cho cán bộ quản lý có cơ sở để thực hiện công tác đánh giá xếp loại các hoạt động giáo dục của đơn vị, đảm bảo nội quy, quy chế theo quy định.
Định hướng uốn nắn, sửa sai và điều chỉnh trong quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.
Thực hiện quy chế dân chủ và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị – xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Thông qua các đợt kiểm tra có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cụ thể nhằm nâng cao năng lực tay nghề của nhà giáo trong vi phạm nhà trường nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Kết quả kiểm tra làm cho cơ sở đánh giá xếp loại thi đua học kì và cả năm học.
Hoạt động kiểm tra nội bộ phải đánh giá đúng các ưu điểm và khuyết điểm của từng bộ phận, cá nhân để kịp thười động viên, phê bình, giúp cán bộ, giáo viên,nhân viên nhận ra từng mặt mạnh, mặt yếu của mình để tăng cường hoạt động tự kiểm tra, tự bồi dưỡng một cách thiết thực và bổ ích.
- NHIỆM VỤ KIỂM TRA NỘI BỘ
- Kiểm tra nội bộ nhằm thực hiện 4 nội dung cơ bản “Kiểm tra, đánh giá,tư vấn và thúc đẩy”
1.1 Nhiệm vụ kiểm tra:
Căn cứ vào tình hình đội ngũ, số giáo viên, số lớp và trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, lựa chọn và bổ nhiệm những giáo viên đủ tiêu chuẩn để làm nhiệm vụ kiểm tra, đảm bảo đủ về số lượng, có năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm để làm công tác kiểm tra bao gồm BGH, ban thanh tra nhân dân, tổ trưởng tổ hành chính, tổ trưởng tổ chuyên môn để kiểm tra công tác chuyên môn, đánh giá phân loại giáo viên. Hoàn thành nhiệm vụ kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên và các hoạt động khác trong nhà trường.
Tăng cường kiểm tra thường xuyên, kiểm tra toàn diện và kiểm tra đột xuất đối với các hoạt động như tài chính, chuyên môn, các hoạt động nhằm thực hiện các công cuộc vận động “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “ Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; thực hiện các phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực”, phong trào thi đua “ Hai tốt”.
Kiểm tra việc thực hiện chủ đề năm học, việc ứng dụng CNTT để đổi mới công tác quản lý- nâng cao chất lượng dạy học. Kiểm tra thực hiện hiện chương trình dạy học thực chất của Nhà trường. Từ đó góp phần chấn chính kỉ cương, nề nếp, kiên quyết ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, quản lý tài chính và tài sản trong trường học.Tổ chức kiểm tra việc thực hiện luật phòng chống tham nhũng, chống lãng phí, luật khiếu nại tố cáo …vv.
BGH phối hợp với BCH Công đoàn tổ chức hoạt động của ban thanh tra nhân dân theo luật thanh tra.Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở trong đơn vị.
Tiếp tục đổi mới hoạt động kiểm tra nhằm nâng cao hiệu quả của kiểm tra giáo dục, tiếp tục bồi dưỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng của Ban kiểm tra nội bộ.
Kiểm tra 100% số giáo viên trong nhà trường trong năm
Tiếp tục kiểm tra việc thực hiện cuộc vận động; “ Hai không” với bốn nội dung. Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với việc học sinh ngồi nhầm lớp và nói không với việc vi phạm đạo đức nhà giáo.
Kiểm tra toàn diện tổ chuyên môn.
Kiểm tra thực hiện đổi mới chương trình giáo dục mầm non mới; bồi dưỡng thường xuyên.
Thường xuyên kiểm tra các chuyên đề, kiểm tra đột xuất.
Yêu cầu của kiểm tra là phải tỷ mỷ rõ ràng, chỉ rõ những điều làm được, chưa làm được của đối tượng kiểm tra. Còn đối với người được kiểm tra thì cảm thông, hợp tác, chấp nhận việc làm của ban kiểm tra.
1.2 Nhiệm vụ đánh giá: Là xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định, phù hợp với bối cảnh để xếp loại đối tượng được kiểm tra.
Yêu cầu đánh giá khách quan, chính xác công bằng đồng thời định hướng, khuyến khích tạo cơ sở cho sự tiến bộ của người được kiểm tra.
1.3 Nhiệm vụ tư vấn: Nêu ra những nhận xét, gợi ý giúp cho người được kiểm tra thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của mình.
Yêu cầu các ý kiến tư vấn phải sát thực, khả thi giúp cho người được kiểm tra nâng cao chất lượng công việc của mình.
1.4 Nhiệm vụ thúc đẩy: Là hoạt động kích thích, phát hiện, phổ biến các kinh nghiệm tốt, những định hướng mới và kiến nghị với các cấp quản lý nhằm hoàn thiện dần hoạt động của người được kiểm tra, góp phần phát triển hệ thông giáo dục quốc dân.
Yêu cầu của thúc đẩy là người kiểm tra phải phát hiện, lựa chọn được kinh nghiệm tốt, những định hướng mới cho đối tượng được kiểm tra và có những kiến nghị xác đáng với cấp quản lý nhằm phát triển tổ chức, phát triển cá nhân trong đơn vị.
- Kiểm tra nội bộ là hoạt đọng quản lý thường xuyên của hiệu trưởng nhằm tự kiểm tra hoạt đọng toàn diện của nhà trường; là hoạt động nhằm đo lường giúp hiệu trưởng tìm thông tin, làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả hoạt động; các điều kiện giảng dạy; xem xét việc tuân thủ, chấp hành pháp luật, quy định của ngành; tìm ra nguyên nhân để có những biện pháp đôn đóc, giúp đỡ và điều chỉnh hoạt động của các cá nhân, bộ phận; để thực hiện kế hoạch , tiêu chuẩn, mục tiêu đã được định trước; thực hiện củng cố hoàn thiện và phát triển nhà trường, phát triển nhà giáo và người học.
- Kiểm tra nội bộ là một công cụ để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý trường học nhằm hoàn chỉnh bộ máy hoạt động trong trường học,là nhiệm vụ hết sức quan trọng của nhà quản lý giáo dục.
III. NỘI DUNG CỦA KIỂM TRA
- Kiểm tra công tác quản lý của thủ trưởng đơn vị.
Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch năm học học kỳ và hàng tháng của thủ trưởng đơn vị, công tác quản lý chuyên môn của các tổ chuyên môn, quản lý tài chính và tài sản, chế độ chính sác đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phát triển đội ngũ; việc thực hiện quy định về công khai; công tác kiểm tra nội bộ; việc thực quy chế dân chủ trong trường học. Kiểm tra việc thực hiện quy định của Bộ GD&ĐT về chương trình GDMN, thực hiện mục tiêu phổ cập GD cho trẻ 5 tuổi. Kiểm tra về các việc thực hiện các hoạt động đảm bảo các điều kiện cảnh quan môi trường sư phạm.
Kiểm tra việc quản lý chỉ đạo thực hiện đổi mới chương trình giáo dục mầm non và đổi mới phương pháp dạy học của các tổ chuyên môn trong việc thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, quy chế chuyên môn, kiểm tra việc ứng dụng CNTT trong việc chăm sóc giáo dục trẻ đảm bảo phát triển 5 mặt.
Kiểm tra việc đổi mới công tác quản lý và tham gia đánh giá Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên theo quy định chuẩn nghề nghiệp. Kiểm tra tài chính, tài sản. kiểm tra công tác văn thư lưu trữ, kiểm tra các hoạt động dạy và học, kiểm tra đánh giá các nguồn lực và điều kiện đảm bảo cho việc dạy và học.
Kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động, thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.
- Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên
Kiểm tra để đánh giá chính xác phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chấp hành pháp luật, chấp hành quy chế của nghành, nội bộ của trường, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực: sự tín nhiệm của đồng nghiệp, thái độ phục vụ nhân dân và học sinh, không bạo hành không xâm phạm nhân phẩm của học sinh.
Kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết 29 “ Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo” và các nhiệm vụ chuyên môn: thực hiện quy chế chuyên môn; soạn giảng; bảo đảm hồ sơ theo quy định, thanh tra việc làm và sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học, việc ứng dụng CNTT trong dạy học; kết quả giảng dạy; thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
Tăng cường công tác kiểm tra việc hoàn thành chương trình, phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm, cắt xén chương trình, kiên quyết ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực nhằm thực hiện đúng với tinh thần của cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung trong giáo dục.
Kiểm tra và giải quyết những khiếu tố, khiếu nại. chống tham ô, lãng phí, tiêu cực để bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngườn lao động; đồng thời cũng kiên quyết xử lý những trường hợp lợi dụng dân chủ để cơ hội trục lợi cá nhân và khiêu tố, khiếu nại trái với pháp luật đã quy định.
Qua kiểm tra đề xuất với cấp trên tinh giảm hoặc bố trí lại những người có tay nghề không đáp ứng được yêu cầu công tác, hoặc những trường hợp thoái hóa biến chất, vi phạm nghiêm trọng quy chế chuyên môn, đạo đức nhà giáo làm ảnh hưởng lớn đến đội ngũ nhà giáo.
* Kiểm tra chuyên đề
Chuyên đề HSSS giáo viên/ lần / năm
Chuyên đề tự chọn 1 lần/1 giáo viên/ năm.
Chuyên đề hồ sơ tổ chuyên môn 2 lần/tổ/ năm.
Chuyên đề tài chính – Hành chính 1 lần/ năm.
Chuyên đề thưc hiện chế độ chính sách đối với CB-GV-NV và HS 3 tháng 1 lần. Chuyên đề cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học.
* Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn
Thường xuyên kiểm tra đột xuất việc thực hiện quản lý hồ sơ, giáo án..vv.
Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện giờ giấc trên lớp đúng quy định.
Chất lượng giảng dạy của giáo viên, kiểm tra các loại hồ sơ của giáo viên và các hồ sơ khác có liên quan.
Kiểm tra giờ dạy trên lớp: Dự tối đa là 2 hoạt động, có phân tích đánh giá giờ dạy.
Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên; các nhiệm vụ khác được giao; công tác kiêm nhiệm khác.
* Thực hiện chương trình giáo dục mầm non
Kiểm tra kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ, sử dụng ĐDDH khi lên lớp.
Kiểm tra việc thực hiện chương trình theo những nội dung đổi mới được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ hè để rút ra những kinh nghiệm trong quản lí,chỉ đạo.
Kiểm tra toàn diện tổ chuyên môn.
Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra các đợt khảo sát chất lượng đầu năm và cuối năm
Tổ chức kiểm điểm đánh giá rút kinh nghiệm qua các đợt khảo sát tay nghề giáo viên nhằm kiểm điểm những sai sót tiêu cực trong đơn vị.
Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện chương trình và sử lý nghiêm các trường hợp cắt xén chương trình.
Đối với cán bộ quản lý,GV-NV cần xác định rõ trách nhiệm trong các đợt khảo sát chất lượng học sinh để kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục.
* Kiểm tra việc thực hiện lộ trình phổ cập giáo dục mầm non
Việc thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập.
Huy động học sinh trong độ tuổi phổ cập đến trường.
Hồ sơ, sổ sách phổ cập trẻ 5 tuổi mầm non.
- Kiểm tra hoạt động của bộ phận hành chính
Kiểm tra việc soạn thảo, luân chuyển, lưu trữ công văn đi, công văn đến; Kiểm tra việc quản lý con dấu; Kiểm tra việc quản lý các hồ sơ, sổ sách hành chính
Kiểm tra hồ sơ Y tế học đường.
- Kiểm tra hoạt động bán trú
Kiểm tra hoạt động bán trú cũng thực hiện các nhiệm vụ: kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy.
Kiểm tra cơ sở vật chất phục vụ bán trú; Kiểm tra hoạt động của bộ phận nuôi dưỡng, chăm sóc như sổ cung cấp thực phẩm, thực đơn, sổ chợ, sổ định lượng…
- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân
Thực hiện giải quyết dứt điểm các đơn thư kịp thời, thỏa đáng, không để phát sinh đơn thư vượt cấp.
Tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện dân chủ trong trường học, minh bạch trong xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch, hạn chế đơn thư nặc danh, mạo tên. Kiên quyết xử lí thích đáng những CB, GV, NV lợi dụng dân chủ để khiếu nại, tố cáo.
Kiểm tra việc thực hiện chương trình hành động thực hiện luật thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí tham ô bảo đảm sự trong sạch của đội ngũ.
Xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ, quy chế làm việc trong nhà trường nhằm đảm bảo công bằng và hạn chế thấp nhất mâu thuẫn nội bộ, có lịch tiếp dân, phụ huynh theo quy định của pháp luật, đảm bảo có nơi tiếp dân và phụ huynh vào các ngày trong tuần.
Giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo trong phạm vi cho phép. Nếu không thuộc phạm vi giải quyết thì báo cáo lên cấp trên, để kịp thời giải quyết những vướng mắc trong đơn vị.
- Kiểm tra quản lý công sản và tài chính
Kiểm tra cơ sở vật chất ( thiết bị bàn ghế, kệ, tủ…)
Luôn theo dõi tình hình diễn biến thu chi trong đơn vị, công khai các khoản thu, chi các khoản trong ngân sách hàng quý vào các buổi họp hội đồng nhà trường.
Đối với các khoản thu, chi ngoài ngân sách khoản quỹ phụ huynh do hội phụ huynh quyết định các khoản chi nhưng nhà trường vẫn theo dõi tình hình thu loại quỹ này ở sổ sách kế toán, thủ quỹ nhà trường.
Kiểm tra tài chính 2 lần/ năm.
- Kiểm tra công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng chống tham nhũng
Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch thực hiện luật phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; việc xây dựng quy chế dân chủ, quy chế làm việc; quy chế chi tiêu nội bộ, quy ché quản lý tài sản, công khai các hoạt động theo quy định.
Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Kiểm tra hoạt dộng của tổ, nhóm chuyên môn
Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng, kiểm tra hồ sơ chuyên môn, kiểm tra chất lượng dạy học của tổ chuyên môn, kiểm tra nề nếp sinh hoạt của tổ chuyên môn.
- PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH KIỂM TRA
- Tổ chức lực lượng kiểm tra nội bộ
Đầu năm học, hiệu trưởng lựa chọn cán bộ, giáo viên, nhân viên có uy tín năng lực chuyên môn, kinh nghiệm công tác và nắm vững các quy định của pháp luật ban hành quyết định thành lập ban Ban kiểm tra nội bộ do hiệu trưởng làm trưởng ban, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ
Hiệu trưởng định hướng cho ban kiểm tra nội bộ tham mưu cùng hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học. Ban kiểm tra nội bộ cụ thể hóa kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học bằng việc kế hoạch cho từng tháng lựa chọ nội dung, thời điểm,đối tượng, thành phần kiểm tra phù hợp
- Quy trình kiểm tra nội bộ
Bước 1. Chuẩn bị kiểm tra
Hiệu trưởng ban hành quyết định thành lập tổ kiểm tra
Tổ trưởng kiểm tra xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành kiểm tra, thông báo cho đối tượng kiểm tra biết trước 2-5 ngày.
Bước 2. Tiến hành kiểm tra
Thu thập thông tin, hồ sơ liên quan, kiểm tra các loại hồ sơ sổ sách, dự giờ, ghi biên bản…
Bước 3. Kết thúc kiểm tra
Tổ trưởng tổ kiểm tra hoàn thiện hồ sơ kiêm tra; báo cáo kết quả kiểm tra cho hiệu trưởng bằng văn bản.
Hiệu trưởng xem xét kết quả kiểm tra, thông báo kết quả kiểm tra tại hội đồng
Lưu trữ hồ sơ theo quy định.
- KẾ HOẠCH KIỂM TRA CỤ THỂ
Thời gian | Nội dung kiểm tra nội bộ | Đối tượng kiểm tra | Phân công
thực hiện |
Tháng 8/2018 | – Tập huấn công tác thanh kiểm tra nội bộ các cấp; | CB, GV, NV | BGH, toàn hội đồng sư phạm. |
Tháng 9/2018 | – Ra quyết định thành lập ban kiểm tra
– Lập kế hoạch kiểm tra. |
CB, GV, NV |
BGH, Tổ kiểm tra |
Tháng 10/2018 | – Kiểm tra hồ sơ giáo viên
– Kiểm tra trang trí lớp |
– Tổ CM, GV
– Giáo viên
|
Hiệu trưởng,
PHT; Tổ kiểm tra |
Tháng 11/2018 | – Kiểm tra chuyên đề tự chọn 1 giáo viên | – Giáo viên | Tổ kiểm tra |
Tháng 12/2018 | – Kiểm tra hoạt động sư phạm 1 GV
– Kiểm tra lưu trữ hồ sơ. |
– GV, Tổ khối
– Kế toán – văn thư |
Tổ khối trưởng, PHT
Tổ kiểm tra |
Tháng 01/2019 |
– Kiểm tra tài chính
– Kiểm tra toàn diện 1 giáo viên |
– Văn thư – Kế toán
– GV |
Tổ kiểm tra
Tổ KT |
Tháng 02/2019 | – Kiểm tra thực hiện 3 công khai.
– Kiểm tra toàn diện 1 giáo viên |
– BGH, kế toán – Giáo viên | BGH
Tổ kiểm tra
|
Tháng 03/2019 | – Kiểm tra HSSS
– KT việc thực hiện các cuộc vận động.
|
– HS GV,Tổ CM
– Toàn thể GV |
Tổ kiểm tra
Tổ kiểm tra |
Tháng 04/2019 | – Kiểm tra hồ sơ tổ chuyên môn.
– Kiểm tra đột xuất giáo viên |
– HS GV, Tổ CM
– Tất cả GV |
CM,Tổ trưởng
Tổ kiểm tra |
Tháng 05/2019 | – Kiểm tra CSVC tài sản
– Kiểm tra công tác bán trú |
– Cán bộ phụ trách CSVC.
– CB phụ trách nuôi dưỡng |
BGH, Công đoàn
Tổ kiểm tra |
- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Các phó hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kế hoạch kiểm tra nội bộ của trường năm học 2018 – 2019 xây dựng kế hoạch thực hiện cho lĩnh vực quản lý.
Các tổ khối trưởng căn cứ kế hoạch kiểm tra của phó hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra, trong quá trình kiểm tra có trách nhiệm phối hợp tốt với nhau để thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học đúng quy định và đạt hiệu quả cao.
- Hình thức kiểm tra
Kiểm tra đột xuất, báo trước 5 đến 10 phút trước giờ lên lớp (HSSS,tiết dạy).
Kiểm tra toàn diện báo trước 3 ngày.
- Thời hạn kiểm tra
Không quá 3 ngày công bố quyết định kiểm tra đối với kiểm tra toàn diện có báo trước.
Kiểm tra chuyên đề, đột xuất tùy vào nội dung kiểm tra có thời gian cụ thể.
- Lưu trữ hồ sơ
Tất cả hồ sơ thanh tra, kiểm tra, các văn bản giấy tờ liên quan đến công tác kiểm tra phải được lưu trữ tại bộ phận văn thư, lưu trữ nhà trường.
Các loại hồ sơ này phải có đầy đủ các nội dung (phần trống trong biểu mẫu không ghi chép thì gạch chéo), đủ các chữ ký của người kiểm tra và đối tượng kiểm tra, sắp xếp theo thứ tự và được bọc trong bìa Kiểm tra nội bộ nhà trường.
- Chế độ báo cáo
+ Báo cáo sơ kết công tác kiểm tra nội bộ (Học kỳ 1): Hoàn thành và nộp cho trưởng ban vào ngày 02/01/2019;
+ Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra nội bộ (Học kỳ 2): Hoàn thành và nộp cho trưởng ban vào ngày 14/05/2019.
Trên đây là kế hoạch của công tác kiểm tra nội bộ năm học 2018 – 2019 của Trường mẫu giáo Họa Mi. Kính mong cấp trên quan tâm chỉ đạo sát sao để nhà trường hoàn thành kế hoạch góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
– Phòng GD&ĐT (để phê duyệt);
– HT; PHT; CTCĐ;TCM; TVP; GVNV (để thực hiện)
– Lưu VT.
Lê Thị Thoa
DUYỆT PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO